MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lực thứ 5 bí ẩn và bài học vật lý vỡ lòng cho các Thống đốc NHTW

22-08-2016 - 09:45 AM | Tài chính quốc tế

Thử thách lớn đặt ra cho các ngân hàng trung ương (NHTW) cũng tương đương việc sắm vai các nhà khoa học để phát minh ra một lực thứ 5 trong bối cảnh các chính sách tiền tệ áp dụng không hiệu quả.

Trong lịch sử khoa học, chúng ta mới chỉ khám phá ra 4 thành tố cơ bản của lực tự nhiên tạo nên thế giới. Theo mô hình chuẩn của vật lý hạt, toàn bộ những gì xảy xung quanh chúng ta đều do 4 lực cơ bản của tự nhiên cấu tạo nên, bao gồm lực hấp dẫn, lực điện tử, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu. Sắp tới, thế giới cần chuẩn bị tinh thần cho việc khám phá ra một lực cơ bản thứ năm có thể đảo lộn mô hình chuẩn của vật lý hạt cơ bản.

Và sắp tới, thử thách lớn đặt ra cho các ngân hàng trung ương (NHTW) cũng tương đương việc sắm vai các nhà khoa học để phát minh ra một lực thứ 5 trong bối cảnh các chính sách tiền tệ áp dụng không hiệu quả. Vì với triển vọng tăng trưởng toàn cầu mờ nhạt, thế giới cần có một cuộc cách mạng tương tự.

Thất bại với chính sách nới lỏng định lượng (QE) cũng như bác bỏ mối đe dọa từ giảm phát để kích thích nền kinh tế đã dẫn đến hệ quả tất yếu rằng NHTW cần sáng tạo một chính sách tiền tệ mới, tương đương việc một nhà vật lý khám phá ra một lực cơ bản mới mang tính cách mạng.

Theo một khảo sát các nhà kinh tế được thực hiện bởi Bloomberg, hầu hết họ đều đồng thuận dự đoán không ai trong số bốn NHTW chủ chốt là Mỹ, Nhật Bản, Anh và châu Âu có thể đạt được mục tiêu của mình trong năm 2016. Thậm chí, có nhiều nghi ngại rằng NHTW châu Âu và BOJ (NHTW Nhật Bản) tiếp tục không thể đạt mục tiêu lạm phát 2% ít nhất trong một năm tiếp theo.

Dự báo mức lạm phát trong tương lai của các NHTW
Dự báo mức lạm phát trong tương lai của các NHTW

Năm vừa qua, hàng nghìn tỷ đô la, euro, yên và bảng Anh đã được bơm vào nền kinh tế bằng cách mua trái phiếu chính phủ và các loại chứng khoán khác. Tuy nhiên hoạt động sản xuất cũng như lạm phát đã không thể nhích đến mức mục tiêu. Điều đó trái ngược với những cuốn sách giáo khoa kinh tế học viết rằng chi phí vay mượn thấp sẽ mang đến những sự đột biến trong giao thương, đầu tư và chi tiêu.

Việc thất bại trong việc kích thích kinh tế buộc các NHTW nên xem xét lại những điều mà chủ tịch Rothschild Investment Trust, Jacob Rothschild nói trong tuần này rằng “ nên mở cuộc thực nghiệm lớn nhất trong lịch sử thế giới về chính sách tiền tệ”.

Thay đổi như thế nào?

Neil Grossman, Giám đốc ngân hàng C1 Financial trụ sở Florida và là cựu giám đốc đầu tư tại TKNG Capital Partner cho rằng cần phải từ bỏ quan điểm chính thống của kinh tế học hiện đại để tạo ra một chính sách mới hiệu quả hơn.

Trước khi Mark Carney trở thành thống đốc NHTW Anh, Bộ Tài chính nước này đã xem xét liệu có nên thay đổi vai trò của NHTW nhằm phục vụ mục tiêu lạm phát 2%. “Chúng tôi đã làm rất nhiều công việc nhằm đạt được mục tiêu này từ năm 2012”, Rupert Harrison, nhà chiến lược vĩ mô tại Blackrock và cựu chánh văn phòng của cựu Bộ trưởng Tài Chính George Osborne cho biết.

“Cuộc thực nghiệm đã kết luận rằng mục tiêu lạm phát sẽ gây khó khăn về mặt chính trị”, Harrison nói. Tuy nhiên, vẫn còn một cách tiếp cận tiềm năng khác. Đó có thể là một sự chuyển đổi để nhắm tới mục tiêu tăng trưởng GDP danh nghĩa – nói cách khác, lạm phát đi đôi với tăng trưởng – chứ không phải đẩy giá tiêu dùng lên cao.

Dù vậy, sự thay đổi nên bắt đầu từ ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới. John Williams, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco đã đưa ra một bài tiểu luận đầu tuần này với lập luận rằng môi trường hiện tại có thể đòi hỏi một cách tiếp cận khác.

Đã có một sự suy giảm cấu trúc trong cách vận hành của tỷ lệ lãi suất: mức chi phí đi vay không kích thích kinh tế mà cũng không cản trở sự phát triển.

Tỷ lệ lạm phát qua các năm
Tỷ lệ lạm phát qua các năm

"Nguyên nhân chỉ đơn giản là các NHTW không còn biên độ để cắt giảm lãi suất để đối phó với một cuộc suy thoái kinh tế bởi cả lãi suất thực và lạm phát đều đang rất thấp. Những yếu tố cơ bản dẫn đến tình trạng này bao gồm:nhân khẩu học thay đổi, tăng trưởng kinh tế chậm chạp, các thị trường mới nổi tăng cường tích trữ tài sản an toàn và trên hết là người dân đang tăng tiết kiệm hạn chế chi tiêu", Williams viết.

Williams đã kết luận rằng các ngân hàng trung ương nên xem xét một trong hai mục tiêu là lạm phát cao hơn hoặc chuyển sang mục tiêu GDP: "Bây giờ là thời gian cho các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới điều tra một cách cẩn thận những ưu và khuyết điểm của những đề xuất này," ông viết.

“Có nhiều bằng chứng cho thấy chính sách tiền tệ hiện tại tỏ ra không hiệu quả”, Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế cho biết. “Ý kiến của Williams quan trọng bởi vì nâng mục tiêu lạm phát lên 2% là một điều gì đó miễn cưỡng nhưng thật sự phải được nhìn nhận lại nghiêm túc”.

Liệu các NHTW nên đẩy giá cả lên cao hơn thay vì giảm lãi suất dưới số không có phải là một lựa chọn sáng suốt? Cách tiếp cận trên như con dao hai lưỡi và có vẻ quá cực đoan để có thể lôi kéo sự đồng thuận. Nhưng cũng giống như các nhà khoa học buộc phải xem xét lại các giả định của chính mình khi các bằng chứng thực nghiệm làm suy yếu dần lý thuyết hiện hành, nhà kinh tế của các ngân hàng trung ương nên thừa nhận rằng nền kinh tế đang vận hành không như cách mà họ muốn.

Tóm lại, một cách tiếp cận mới đối với chính sách tiền tệ là cần thiết vào lúc này.

Đinh Lộc

Bloomberg

Trở lên trên