"Lười" làm việc này mỗi sáng tăng 25% nguy cơ tử vong, người chăm chỉ thì tránh được cả ung thư lẫn tiểu đường: Cực tốt nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách
Đây là một thói quen đơn giản nhưng mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt còn giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ.
- 16-04-2022Đàn ông có tuổi thọ ngắn dễ gặp 4 dấu hiệu khi đi bộ, hãy kiểm tra ngay nếu không muốn đoản thọ
- 16-04-2022"Sát thủ" của dân công sở ở ngay trước mắt mà chẳng mấy ai nhận ra: Một ngày làm việc 8 tiếng, “bệnh nghề nghiệp” cũng đều từ đây mà ra
- 15-04-2022Sau tuổi 30, chị em cần tránh 6 thói quen ăn uống sau để xương khớp trẻ khỏe, tránh nguy cơ tiểu đường, dân văn phòng càng không thể bỏ qua
Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta đều đánh răng mỗi ngày như một thói quen. Tuy vậy, không phải ai cũng biết hết tác dụng của việc này.
Đánh răng có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn không?
Một nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh trên 500.000 người cho thấy những người không bao giờ hoặc hiếm khi đánh răng tăng 8% - 22% nguy cơ liên quan đến tim mạch, tăng 25% nguy cơ tử vong và các vấn đề như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đánh răng là một việc vô cùng đơn giản nhưng nếu thiếu đi thói quen này sẽ làm cơ thể tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
Tại sao đánh răng lại ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ đến vậy?
Như chúng ta đã biết, trong miệng có rất nhiều vi khuẩn, một vài loại vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày. Nếu không được vệ sinh mỗi ngày, vi khuẩn sẽ vào bên trong cơ thể, gây ra các chứng sa sút trí tuệ, có thể làm tăng tốc độ thoái hóa và bệnh thần kinh não.
Ngoài ra, nướu và răng không được vệ sinh rất dễ bị viêm, các tế bào viêm nhiễm sẽ thúc đẩy bệnh về mạch máu, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có thể trạng kém, người ở tuổi trung niên và cao tuổi.
Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm và vi khuẩn có thể dẫn đến răng lung lay, ảnh hưởng đến việc ăn uống, tâm trạng sa sút, thậm chí chất lượng giấc ngủ cũng bị suy giảm. Do đó, dù chỉ là một việc nhỏ nhưng chúng ta nên nhớ phải duy trì việc đánh răng mỗi ngày để bảo vệ răng miệng cũng như bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện.
Thói quen đánh răng tốt có thể giúp chúng ta giảm những bệnh nào?
1. Giảm nguy cơ tai biến mạch máu 12%
Nói một cách đơn giản, duy trì thói quen đánh răng tốt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi ăn uống, các chất cặn thức ăn đọng lại trong khoang miệng, khả năng phát sinh vi khuẩn gây bệnh tương đối cao. Các vi khuẩn gây bệnh này sẽ di chuyển đến các vị trí khác nhau trong cơ thể thông qua hệ tuần hoàn, từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng viêm nhiễm.
Tuần hoàn máu là một trong những con đường di chuyển của các vi khuẩn gây bệnh này, trong quá trình di chuyển, các mạch máu bị kích thích, tăng nguy cơ viêm nhiễm, kéo theo các biến cố có hại cho tim mạch cũng tăng lên. Ngược lại, nếu bạn đánh răng thường xuyên và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể được giảm thiểu ở một mức độ nhất định. Từ đó, chúng ta cũng khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn.
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 17%
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng liên quan đến thói quen đánh răng. Theo dữ liệu trên tạp chí chính thức của Hiệp hội Đái tháo đường Châu Âu, đánh răng thường xuyên có thể làm giảm khả năng mắc bệnh viêm do vi khuẩn ngoại sinh xâm nhập từ miệng. Bản thân chứng viêm là một yếu tố chính trong sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Đánh răng thường xuyên ức chế sự phát triển của chứng viêm có nguồn gốc từ miệng và cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Không chỉ vậy, hệ quả của việc lười đánh răng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm khuẩn huyết và viêm nhiễm toàn thân do bệnh tiểu đường và bệnh nha chu.
Vì vậy, việc hình thành thói quen đánh răng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tiểu đường cũng là một trong những bí quyết đơn giản để trường thọ.
3. Giảm nguy cơ ung thư 13%
Ung thư ở đây chủ yếu nói đến ung thư phổi, ung thư gan và một số yếu tố gây bệnh ung thư miệng.
Đánh răng thường xuyên có thể đảm bảo sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giảm nguy cơ tiềm ẩn của bệnh ung thư. Đối với ung thư phổi và ung thư gan cũng vậy, như đã nói ở trên, vi khuẩn gây bệnh ở miệng sẽ di chuyển qua hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Không chỉ tuần hoàn máu, hệ tuần hoàn hô hấp, trao đổi chất cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tương ứng, phổi và gan là những cơ quan quan trọng nhất trong hệ hô hấp và hệ thống trao đổi chất. Do đó, đánh răng thường xuyên có thể làm giảm kích thích viêm và giảm nguy cơ viêm phổi tắc nghẽn và các triệu chứng xơ gan. Khi những căn bệnh nguy hiểm này được kiểm soát thì sức khỏe tổng thể được đảm bảo và cũng có tác động tích cực đến tuổi thọ.
Đánh răng bao nhiêu lần một ngày là tốt hơn? 2, 3, hay 5?
Đánh răng bao nhiêu lần trong ngày và chải răng như thế nào là đúng cách luôn là một chủ đề mà mọi người cần quan tâm. Những người khác nhau có những thói quen khác nhau về số lần họ đánh răng mỗi ngày:
Có người quen đánh răng một lần vào buổi sáng và tối, tổng cộng 2 lần;
Có người quen đánh răng sau ba bữa ăn trong ngày, tổng cộng 3 lần;
Có người quen đánh răng 2 lần sáng tối + 3 lần/ngày sau bữa ăn, tổng cộng là 5 lần.
Trên thực tế, nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe răng miệng thì đánh răng hàng ngày trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và làm sạch răng lâu dài, đồng thời có thể giảm nguy cơ mắc hàng loạt bệnh lý răng miệng. Đánh răng càng nhiều mà không đúng cách sẽ làm hỏng men răng, giảm tuổi thọ của nướu và răng.
(Theo toutiao)
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần