MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lương hưu 30 triệu đồng, tôi nghe con trai chỉ nói ⅓, lúc về quê vừa tránh được rắc rối vừa không mất lòng ai

17-08-2023 - 23:02 PM | Sống

Lương hưu 30 triệu đồng, tôi nghe con trai chỉ nói ⅓, lúc về quê vừa tránh được rắc rối vừa không mất lòng ai

Dù lương hưu đủ để sinh hoạt, thậm chí có thể tiết kiệm, người đàn ông Trung Quốc vẫn chỉ nói 1 con số an toàn khi bị hỏi “lương bao nhiêu”. Bằng cách này, ông tránh “mua dây buộc mình” khi về quê dưỡng già.

Câu chuyện về ông Ngô được đăng tải trên diễn đàn Toutiao (Trung Quốc) đang nhận không ít sự bàn tán của người dùng mạng. Ông Ngô chia sẻ rằng bằng 1 cách khéo léo, ông có thể tránh được nhiều rắc rối khi về quê sống.

Dưới đây là chia sẻ của người đàn ông này:

Lương hưu 30 triệu đồng nhưng sống kín đáo

Tôi là Ngô Vệ Quang, năm nay 68 tuổi, đã về hưu nhiều năm. Tôi sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình nông thôn ở Quảng Đông, Trung Quốc. Bản thân may mắn khi được tham gia nhập ngũ vào năm 18 tuổi và gắn bó ở quân ngũ 8 năm. Tới khi 26 tuổi, tôi có cơ hội chuyển sang làm việc ở 1 doanh nghiệp thành phố và cuộc sống cũng ổn định hơn. Bản thân lập gia đình và nuôi con, tập trung chăm sóc cho tổ ấm nhỏ của mình.

Sống trên thành phố nhiều năm nhưng tôi cũng đã tích góp đủ tiền mua 1 căn nhà khang trang ở quê. Tôi dự định khi về già, nghỉ hưu sẽ trở về quê hương sống quây quần bên anh em họ hàng và làng xóm. Cuộc sống bình yên ấy là thứ tôi mong mỏi bấy lâu nay vì luôn phải bươn chải nơi thành phố chật chội và xô bồ.

Sau khi nghỉ hưu, tôi nói với con trai về quyết định của mình và con đồng ý ngay. Tôi dự tính sẽ bỏ ra khoảng 100.000 NDT (khoảng 330 triệu đồng) để sửa sang lại nhà cửa và sắm 1 loạt đồ dùng mới. Tuy nhiên, sau cùng tôi nghe lời khuyên của con trai, chỉ bỏ ra 30.000 - 40.000 NDT (khoảng 100 - 130 triệu đồng) để sửa dây điện và đường ống trong nhà, sau đó thay thế các thiết bị gia dụng cơ bản.

Lương hưu 30 triệu đồng, tôi nghe con trai chỉ nói ⅓, lúc về quê vừa tránh được rắc rối vừa không mất lòng ai - Ảnh 1.

Tôi quyết định về quê sống yên ổn dưỡng già. Ảnh minh họa: Internet

Con trai khuyên tôi nên dùng tiền vào việc ăn uống, khám và chữa bệnh hơn là những vật ngoài thân. Không chỉ vậy, con trai còn dặn dò tôi rất kỹ lưỡng rằng không nên tiết lộ số lương hưu thực tế mà mình nhận được. “Bố không nên tiết lộ lương hưu của mình để tránh rắc rối, nếu bị gặng hỏi quá nhiều, bố hãy nói mức lương khoảng 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng)”- con trai nhắc nhở tôi trước khi về quê sinh sống.

Ban đầu, tôi không hiểu ý con trai và cho rằng không nhất thiết phải giả nghèo. Người ở nông thôn tính tình chất phác, hiền lành, thật thà nên chẳng có lý gì tôi phải làm theo lời con trai. Tuy nhiên, khi chứng kiến 1 tình huống, tôi bỗng nhận ra lời khuyên của con trai là đúng, ta không nên phô trương về thu nhập của mình, kể cả khi đã có tuổi.

Chỉ tiết lộ ⅓ lương hưu, thoát khỏi các tình huống khó xử

Ngày tôi trở về quê hương, anh em, họ hàng đều kéo đến đầy nhà. Sau nhiều năm không gặp gỡ, họ vẫn rất tình cảm và quan tâm tới tôi như người 1 nhà. Thậm chí họ còn giúp đỡ tôi dọn dẹp ngôi nhà, sắp xếp lại đồ dùng và mở 1 bữa tiệc hoành tráng.

Mọi người hỏi tôi nhiều điều, đặc biệt là về cuộc sống trên thành phố. Có người cũng không ngại hỏi tôi về mức lương hưu hiện tại. Đáp lại những câu hỏi ấy, tôi chỉ nói: “Tôi ở trên thành phố chi tiêu rất đắt đỏ, nên cũng không tiết kiệm được nhiều. Lương hưu bây giờ mỗi tháng cũng chỉ có 3.000 NDT (10 triệu đồng) mà thôi”.

Nhiều người tỏ vẻ hoài nghi khi tôi nhắc về lương hưu của mình. Tuy nhiên, tôi lấy lý do rằng phải chu cấp cho con trai hàng tháng, vì thế tiền chỉ đủ ăn tiêu. Nghe vậy, những người xung quanh không còn gặng hỏi tôi thêm nữa, họ động viên tôi cho rằng lương hưu đủ ăn đủ tiêu cũng đã tốt rồi.

Cách nhà tôi khoảng 1km có ông Kiến, năm nay cũng đã ngoài 60 tuổi. Từ nhỏ tôi đã lớn lên cùng người này nên sau khi về làng, tôi liên lạc lại ngay. Sau khi trò chuyện tôi biết ông Kiến là 1 người nổi tiếng giàu có trong làng. Với mức lương hưu 10.000 NDT (30 triệu đồng), tôi nghĩ rằng ông Kiến sống sung túc và hạnh phúc nhất làng. Thế nhưng tôi bất ngờ khi nghe ông Kiến tâm sự, nói rằng ông gặp phải rất nhiều tình huống khó xử.

Lương hưu 30 triệu đồng, tôi nghe con trai chỉ nói ⅓, lúc về quê vừa tránh được rắc rối vừa không mất lòng ai - Ảnh 2.

Tâm sự với ông Kiến, tôi hiểu ra nhiều điều. Ảnh minh họa: Internet

Thời điểm mới về làng, ông Kiến có điều kiện nên đã cho nhiều người thân vay tiền. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua ông vẫn chưa nhận về số tiền đã cho vay. Sau nhiều lần cho vay, có 1 lần ông Kiến không đồng ý cho anh họ mượn tiền mua xe vì ông cũng cần tiền dưỡng già, chăm sóc bản thân và hỗ trợ con cái. Tuy nhiên, ông lại bị đánh giá là keo kiệt, lương hưu cao ngất ngưởng nhưng không giúp đỡ người thân.

Thậm chí ông Kiến còn tâm sự với tôi rằng muốn quay trở lại thành phố dưỡng già vì cuộc sống này khiến ông áp lực. Nghe xong câu chuyện, tôi thấy mình thật sáng suốt khi nghe lời con trai.

Thực chất, thu nhập là vấn đề riêng tư, vì vậy chúng ta không nên tiết lộ thu nhập của mình để tránh “mua dây buộc mình”. Chúng ta sẽ dễ gặp rắc rối, rơi vào tình huống khó xử khi người khác muốn vay mượn tiền. Từ những mâu thuẫn ấy chúng ta dễ đánh mất mối quan hệ tình thân gắn bó và thân thiết mà bấy lâu nay gây dựng.

Cuộc sống của chúng ta có hạnh phúc hay không là do ta quyết định. Chúng ta cần sự khéo léo, khôn ngoan để vừa không khiến bản thân thiệt thòi lại giữ được mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh.

Theo Toutiao

Huyền Giang

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên