MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lương y Bùi Đắc Sáng chỉ ra phần "nguy hiểm" của quả cherry cần lược bỏ khi ăn kẻo rước độc, hại sức khỏe

07-08-2022 - 22:15 PM | Sống

Trong Đông y, cherry được sử dụng như một loại thuốc/món ăn có tác dụng ổn định tim mạch, chữa bỏng, phòng ngừa và làm giảm viêm khớp, gút..

Nhiều năm gần đây, cherry được nhiều người yêu thích vì bề ngoài tròn và đỏ như viên ngọc, long lanh rất hấp dẫn, cắn vào mọng nước, có hương vị chua chua ngọt ngọt. Nói chung là rất lạ, khác biệt hẳn so với những loại quả quen thuộc mà người Việt hay ăn.

Theo nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), cherry hay quả anh đào có tên khoa học là Prunus avium, thuộc họ Tường vi, hoa nở vào tháng 3,4, sang tháng 5 quả chín.

Lương y Bùi Đắc Sáng chỉ ra phần nguy hiểm của quả cherry cần lược bỏ khi ăn kẻo rước độc, hại sức khỏe - Ảnh 1.

Lương y Bùi Đắc Sáng.

Cherry có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô. Đặc biệt, loại quả này chứa lượng vitamin A gấp 20 lần quả dâu tây nên rất tốt cho mắt, da và hệ miễn dịch của cơ thể.

Trong Đông y, cherry được sử dụng như một loại thuốc/món ăn có tác dụng ổn định tim mạch, chữa bỏng, phòng ngừa và làm giảm viêm khớp, gút.

Lương y Bùi Đắc Sáng chỉ ra phần nguy hiểm của quả cherry cần lược bỏ khi ăn kẻo rước độc, hại sức khỏe - Ảnh 2.

Cherry có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô.

Ngoài việc sử dụng cherry như một món ăn vặt, các gia đình có thể sử dụng quả cherry như thế nào để điều trị bệnh? Đồng thời, liều lượng ăn cherry như thế nào là tốt nhất cho cơ thể? Dưới đây là giải đáp của lương y Bùi Đắc Sáng.

Hỏi: Quả anh đào có thể sử dụng để trị bệnh theo những cách nào, theo lương y Sáng?

Lương y Bùi Đắc Sáng: Anh đào có thể dùng để trị giun đũa, bằng cách dùng 10-20g rễ cây anh đào, đem sắc thuốc uống. Hoặc, các gia đình có thể giã, ép nước anh đào rồi bôi vào vết bỏng để chữa bỏng.

Uống nước anh đào hoặc ăn quả anh đào tươi một cách hợp lý được chứng minh có tác dụng ổn định tim mạch, phòng ngừa bệnh tiểu đường .

Bạn cũng có thể lấy 200g anh đào đem ép nước, uống mỗi ngày để phòng ngừa và làm giảm bệnh viêm khớp, bệnh gout.

Hỏi: Quả anh đào tốt như vậy, nhưng có phải càng ăn nhiều càng tốt không thưa ông?

Lương y Bùi Đắc Sáng: Rõ ràng là bất cứ thực phẩm nào ăn quá nhiều cũng sẽ phá vỡ sự mất cân bằng trao đổi chất trong cơ thể và gây khó chịu. Ăn nhiều anh đào cũng vậy, sẽ không tốt và dẫn tới tình trạng đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy.

Lương y Bùi Đắc Sáng chỉ ra phần nguy hiểm của quả cherry cần lược bỏ khi ăn kẻo rước độc, hại sức khỏe - Ảnh 3.

Thậm chí, tiêu thụ quá nhiều quả anh đào còn gây ra phản ứng dị ứng. Nếu bạn dị ứng với loại quả này, bạn có thể gặp các triệu chứng bao gồm khó thở, khó nuốt, phát ban, buồn nôn hoặc tiêu chảy… thậm chí đe dọa tính mạng.

Anh đào cũng là một loại quả chứa đường vì thế nếu ăn quá nhiều nó sẽ khiến đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng khó kiểm soát. Những người mắc bệnh mãn tính nên tiêu thụ hoa quả theo chỉ định của bác sĩ. Với người bình thường có thể tiêu thụ khoảng 200g quả anh đào mỗi ngày.

Đặc biệt với trẻ nhỏ, phụ huynh cần cẩn trọng loại bỏ hạt anh đào trước để trẻ không nuốt phải phần hạt vì đây là bộ phận cực độc.

Hỏi: Nếu ăn phải hạt anh đào, nguy cơ nào có thể xuất hiện?

Lương y Bùi Đắc Sáng: Cơ quan môi trường tại Anh từng xếp hạt cherry vào danh sách 10 loại thực phẩm độc hại nhất thường gặp. Lý do là bởi trong hạt anh đào có chứa cyanogenic hoặc cyanide-forming glycosides, có thể sinh ra amygdalin nếu chúng ta nhai chúng. Đây là dấu vết của chất xyanua (một trong những loại hóa chất cực độc, sẽ trực tiếp làm tổn thương hệ hô hấp của tế bào và gây tử vong cho người ăn).

Lương y Bùi Đắc Sáng chỉ ra phần nguy hiểm của quả cherry cần lược bỏ khi ăn kẻo rước độc, hại sức khỏe - Ảnh 4.

Dấu hiệu ngộ độc xyanua khi ăn phải hạt anh đào bao gồm cồn cào ruột, đau đầu, buồn nôn... Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới ngừng tim, suy hô hấp và tử vong.

Nhưng trường hợp ngộ độc sẽ chỉ xảy ra khi hạt anh đào đã bị cắn dập nát. Nếu như mọi người chỉ vô tình nuốt phải loại hạt này mà không cắn vỡ thì cũng không cần phải quá lo lắng. Hạt anh đào có vỏ dày và rất cứng, có tác dụng ngăn không cho độc tố phát tán, sau đó sẽ được đào thải ra cùng phân.

Hỏi: Quả anh đào có kỵ kết hợp với thực phẩm nào không, thưa ông?

Lương y Bùi Đắc Sáng: Có nhưng ít thôi. Anh đào chủ yếu không nên ăn cùng với dưa chuột, vì enzyme phân hủy có trong dưa chuột sẽ làm giảm vitamin C của anh đào, gây lãng phí dinh dưỡng.

Ngoài ra, khi ăn anh đào cũng nên tránh ăn cùng cà rốt. Vì củ cà rốt có chứa một chất ascorbate, nếu kết hợp với quả anh đào sẽ làm giảm tác dụng của vitamin C đối với cơ thể con người.

Cảm ơn ông vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

https://afamily.vn/luong-y-bui-dac-sang-chi-ra-phan-nguy-hiem-cua-qua-cherry-can-luoc-bo-khi-an-keo-ruoc-doc-hai-suc-khoe-20220806202021554.chn

Theo Bảo Nam

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên