Lý do thế giới không thể dứt khỏi chuỗi cung ứng xe điện Trung Quốc, nhiều năm nữa vẫn phải phụ thuộc
Trung Quốc đang nắm trong tay vị thế thống trị quá trình chuyển đổi sang xe điện.
- 26-09-2023'Bắt chước' Elon Musk cách bán xe điện, Ford thất bại thảm hại: Cái giá của việc coi thường những showroom ô tô
- 26-09-2023Nhìn Tesla, BYD chạy băng băng, Toyota đã bắt đầu ‘nóng mắt’ - lập tức muốn tăng gấp 3 sản lượng xe điện, đuổi kịp đối thủ sau 3 năm
- 25-09-2023Xe điện Trung Quốc bỗng 'lép vế' tại một quốc gia: Hyundai Ioniq bán chạy hơn Wuling dù có giá đắt gấp ba, là nơi VinFast chuẩn bị xây dựng nhà máy
Trung Quốc đang nắm trong tay vị thế thống trị quá trình chuyển đổi sang xe điện. Sức mạnh đó càng lớn, Mỹ và châu Âu càng nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc lâu dài vào chuỗi cung ứng đại lục toàn năng.
Đơn cử như mới đây, ngày 13/9, Ủy ban châu Âu quyết định mở một cuộc điều tra về trợ cấp đối với các hãng xe Trung Quốc. Động thái diễn ra trong bối cảnh ô tô điện Made in China tràn ngập thị trường châu Âu, qua đó làm dấy lên lo ngại về tương lai của các nhà sản xuất ô tô trong khu vực.
“Chúng ta phải lấp đầy khoảng cách về chi phí với một số tay chơi Trung Quốc đã khởi động làm xe điện từ rất sớm”, giám đốc điều hành Renault Luca de Meo nói với Reuters tại IAA Mobilit.
Tuy nhiên, dữ liệu từ Bloomberg cho thấy nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc là điều vô cùng khó. Thực tế, nền kinh tế lớn nhất châu Á có tác động sâu sắc tới lĩnh vực sản xuất pin. Các nhà sản xuất của đất nước cung cấp khoảng 80% lượng pin trên toàn cầu và quá trình này được hậu thuẫn bởi một 1 chuỗi khai thác và xử lý nằm ngay trong nước.
“Việc cắt đứt hoàn toàn chuỗi cung ứng của Trung Quốc có khả thi không? Chắc chắn là không vào lúc này”, Ilaria Mazzocco, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết.
Ngoại trừ than chì, khai thác mỏ là lĩnh vực ít bị Trung Quốc kiểm soát nhất. Các nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ như General Motors nhanh chóng tham gia đầu tư vào phân khúc này, trong khi các quốc gia khác tận dụng các hiệp định thương mại tự do để đáp ứng một số yêu cầu tìm kiếm nguồn cung.
Sau khai thác, khoáng sản cần phải được tinh chế - quá trình phức tạp mà Trung Quốc mất rất nhiều năm mới để xây dựng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đại lục xử lý hơn một nửa lượng lithium, 2/3 coban, hơn 70% than chì và khoảng 1/3 niken của thế giới. Quá trình này gây ô nhiễm, vậy nên sự giám sát ngày càng tăng xoay quanh chi phí về môi trường khiến hoạt động sản xuất xe điện thêm phức tạp.
Theo Bloomberg, Trung Quốc chiếm khoảng 70% công suất sản xuất cực âm (bộ phận nhận electron), hơn 80% cực dương (bộ phận giải phóng electron khi phóng điện), hơn 50% chất điện phân và thiết bị phân tách. Những bộ phận này kết hợp với nhau để tạo thành pin lithium-ion và hơn 3/4 trong số đó được sản xuất tại Trung Quốc.
Cơ sở hạ tầng sản xuất rộng khắp, cùng với các khoản trợ cấp hào phóng và hỗ trợ hàng tỷ USD mỗi năm của giới chức đã biến Trung Quốc trở thành thị trường xe điện lớn nhất Trái đất. Điều này đồng nghĩa với việc các nước phương Tây đang mắc kẹt trong một ‘trò chơi đuổi bắt’ và trong trường hợp EU, khối này còn phải đáp ứng một số mục tiêu về khí hậu đầy tham vọng.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết xe Trung Quốc đang tràn ngập thị trường xe điện vì chúng quá rẻ. Trung Quốc đã tận dụng tốt lợi thế của mình, bên cạnh rất nhiều các chính sách hỗ trợ người dân mua xe.
Được biết từ năm 2009 đến năm 2022, Trung Quốc đã miễn khoảng 30 tỷ USD thuế và có thể miễn thêm khoảng 97 tỷ USD nữa cho đến năm 2027. Ngoài ra, hầu hết các hãng sản xuất xe điện đều được xếp vào dạng công ty công nghệ cao và do vậy, chỉ cần trả mức thuế thu nhập doanh nghiệp 15% so với tiêu chuẩn 25%. Xuất khẩu ô tô cũng được miễn thuế giá trị gia tăng 13%.
Kết quả, pin của Trung Quốc bán ra chỉ có giá 127 USD/kWh tính theo khối lượng trung bình, trong khi giá tại Bắc Mỹ và châu Âu đều cao hơn lần lượt 24% và 33%. Ngoài ra, cần đến 865 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất pin lithium-iron-phosphate, trong khi Trung Quốc chỉ cần 650 triệu USD.
Nhìn rộng hơn một chút, dữ liệu của BNEF cho thấy châu Âu và Mỹ sẽ cần chi lần lượt 98 tỷ USD và 82 tỷ USD cho việc tinh chế vào năm 2030. Pin là bộ phận tiêu tốn phần lớn chi phí.
Ngoài ra, việc EU áp đặt một cuộc điều tra về trợ cấp đối với các hãng xe Trung Quốc có thể khiến khối này đối mặt với các biện pháp trả đũa, chẳng hạn như bị đánh vào hàng xa xỉ hoặc đất hiếm.
“EU không thể tác động lên các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Chuỗi cung ứng pin hoàn toàn do Trung Quốc kiểm soát, vì vậy chúc bạn may mắn với điều đó. Bất kỳ mức thuế nào đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc đều có thể trở thành một vấn đề lớn. Nhân tiện, một số công ty Trung Quốc hiện cũng có cổ phần tại các nhà sản xuất châu Âu”, Pierre-Olivier Essig , nhà phân tích tại AIR Capital, cho biết.
Được biết trong 7 tháng đầu năm 2023, 189.000 ô tô Trung Quốc đã được bán ở châu Âu, tương đương 2,8% tổng doanh số. Ngân hàng UBS ước tính thị phần ô tô tại châu Âu của Trung Quốc có thể đạt 20% vào năm 2030.
⅔ số xe điện được bán trên toàn cầu vào năm ngoái đều xuất xưởng từ Trung Quốc nhờ một loạt chính sách hỗ trợ, bao gồm trợ cấp, giảm thuế và hợp đồng mua sắm. Thị phần toàn cầu được dự báo sẽ trở nên cân bằng hơn vào năm 2035 mà ở đó, thị phần Trung Quốc giảm xuống còn khoảng 30%, châu Âu 28% và Mỹ tăng lên 25%, theo Moody's.
Theo Raychaudhuri của BNP, trong thời gian tới, rất khó để thế giới phá vỡ sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các nhà cung cấp pin EV tại đây đã chủ động thích ứng, tập trung vào những đột phá về công nghệ, đa dạng hóa mạng lưới khách hàng và tăng cường quan hệ đối tác quốc tế.
Theo: Bloomberg, The Economist
Nhịp sống thị trường