MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lý giải thông điệp của Tổng thống Trump qua 5 cái bắt tay điển hình

30-05-2017 - 19:20 PM | Tài chính quốc tế

Thế giới luôn bị bất ngờ bởi những cách ông Trump bắt tay các đối tác nhưng một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể đã tìm ra ý nghĩa tiềm ẩn cho từng trường hợp cụ thể.

Patti Wood bắt đầu phân tích ý nghĩa những cái bắt tay của ông Donald Trump sau cuộc gặp tại Nhà Trắng hôm 10/11/2016 với đương kim Tổng thống Barack Obama. Theo Wood, hai người dường như có chút gì đó phòng ngự khi bắt tay nhau để mở đầu cho quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực.

“Điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng sâu sắc giữa ông Trump và ông Obama. Khi bắt tay, ông Trump kéo ông Obama về phía mình để thể hiện ai sẽ là người lãnh đạo. Nếu nhìn vào nét mặt của họ khi bắt tay, bạn sẽ nhận thấy cả hai đều mím chặt môi với phần cằm hơi hướng lên. Đó là một sự khác thường”, Wood nhấn mạnh.


Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và ông Donald Trump tại Nhà Trắng hồi tháng 11 năm ngoái.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và ông Donald Trump tại Nhà Trắng hồi tháng 11 năm ngoái.

Cái bắt tay gây ấn tượng thứ 2 của ông Trump là trong cuộc gặp với Neil Gorsuch, ứng viên Thẩm phán Tòa Tối cao của Mỹ. Ngày 31/1, ông Trump chính thức đề cử ông Gorsuch vào vị trí còn khuyết trong tòa Tối cao. Sau bài phát biểu, hai người bắt tay đầy nồng ấm.

Tuy nhiên, Wood cho rằng ông Gorsuch đã giữ khoảng cách trong suốt thời gian bắt tay. Theo chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể này, dường như có sự thiếu tin tưởng nào đó, chẳng hạn nhưng Gorsuch không tin ông được Tổng thống Trump đề cử vào vị trí này.


Ông Trump bắt tay Neil Gorsuch, ứng viên Thẩm phán Tòa Tối cao của Mỹ.

Ông Trump bắt tay Neil Gorsuch, ứng viên Thẩm phán Tòa Tối cao của Mỹ.

Ngay sau đó, cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp tục gây ấn tượng với cái bắt tay kéo dài 20 giây. Gặp nhau tại Phòng Bầu Dục hôm 10/2, ông Trump lúc đầu để tay mình thấp hơn và tay của nhà lãnh đạo Nhật Bản ở phía trên trước khi di chuyển để hai người gần nhau hơn. Sau đó là hàng loạt cử chỉ thân thiện mà ông Trump dành cho lãnh đạo quốc gia đồng minh lâu năm.


Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Không lâu sau cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản, ông Trump tiếp tục gặp gỡ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào ngày 15/2. Cái bắt tay giữa Tổng thống Mỹ với nhà lãnh đạo nhà nước Do Thái diễn ra trong vài giây ngắn ngủi nhưng việc kéo đối tác về phía mình cho thấy ông Trump muốn thể hiện quyền lực, Wood nhận định.


Ông Trump bắt tay Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Ông Trump bắt tay Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa ông Trump với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 17/3 thực sự để lại nhiều bất ngờ. Trong cuộc gặp tại phòng Bầu Dục, ông Trump lờ đi đề nghị bắt tay của bà Merkel và lảng tránh sự đối mặt dù trước đó, hai người đã bắt tay khi bà Merkel tới Nhà Trắng. Sự tảng lờ của ông Trump khiến nhiều người nghĩ tới sự thiếu tôn trọng, Wood nhấn mạnh.


Tổng thống Mỹ từ chối bắt tay Thủ tướng Đức tại Phòng Bầu Dục.

Tổng thống Mỹ từ chối bắt tay Thủ tướng Đức tại Phòng Bầu Dục.

Đường đi nước bước của Nhật để có cái bắt tay dài 19 giây giữa Trump và Abe

Linh Anh

Business Insider

Trở lên trên