Mặc kệ iPhone ra mắt, người dân Trung Quốc đổ xô mua mẫu điện thoại này - Doanh số gần 1,5 triệu chiếc chỉ sau 1 tháng mở bán
Thách thức với Apple tại thị trường quan trọng hàng đầu đang ngày càng trở nên trầm trọng.
- 30-10-2023Một loại “cây vàng cây bạc” mọc khắp Việt Nam giúp thu về nửa tỷ USD trong 9 tháng: Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh cực ưa chuộng, nước ta nằm trong danh sách “trùm” của thế giới
- 28-10-2023YouTuber/TikToker Duy Thẩm: Từ băn khoăn không hợp với nghề đến reviewer đình đám chỉ với một “chiến lược” siêu đặc biệt
- 28-10-2023Giá xuất khẩu chỉ 1 triệu đồng/tấn, “vàng xám” của Việt Nam bất ngờ gây sốt tại châu Á: Loạt quốc gia thu mua hàng triệu tấn, thu về hơn 1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy iPhone mới nhất của Apple - dòng 15 series đang kém cạnh so với mẫu iPhone tiền nhiệm ở Trung Quốc. Đây là một bước thụt lùi của công ty có giá trị lớn nhất thế giới tại thị trường nước ngoài quan trọng nhất của họ.
Theo dữ liệu từ nhà nghiên cứu thị trường GfK, doanh số bán hàng của dòng iPhone 15 trong tháng ra mắt đã giảm 6% so với iPhone 14 vào năm trước. IDC ước tính doanh số bán hàng của Apple đã giảm 4% trong quý 3, cả hai nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh việc Huawei trở lại thị trường di động là một sự kiện quan trọng trong giai đoạn này.
GfK cho biết dòng Mate 60 của Huawei đã ghi nhận doanh số gần 1,5 triệu chiếc trong tháng ra mắt, tăng hơn gấp đôi so với một năm trước mặc dù phải đối mặt với những hạn chế về nguồn cung.
Hayden Hou, nhà phân tích cấp cao Trung Quốc tại GfK, cho biết: “Trong bối cảnh tăng trưởng mạnh mẽ của Huawei, dòng iPhone 15 của Apple đã ghi nhận doanh số giảm 6%. Dòng Huawei Mate 60 sẽ tiếp tục duy trì đà bán hàng mạnh mẽ trong thời gian tới.”
Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến đã bất ngờ phát hành điện thoại thông minh Mate 60 và 60 Pro trong những tuần trước khi ra mắt iPhone 15, thu hút người mua và sự chú ý với bộ vi xử lý Kirin được sản xuất tại Trung Quốc, một bước đột phá rõ ràng trong cuộc đua vượt qua các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.
Các nhà phân tích của Counterpoint Research và Jefferies đã công bố số liệu bán hàng sơ bộ tại Trung Quốc vào đầu tháng này, cho thấy sự sụt giảm của Apple có thể lên tới hai chữ số khi những thách thức kinh tế của nước này ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng. Với iPhone 15, Apple đã nâng cấp một số tính năng chính cho dòng sản phẩm của mình, nhưng vẫn chưa thể thúc đẩy tăng trưởng ở thị trường di động lớn nhất thế giới.
Doanh số tại thị trường Trung Quốc đóng góp khoảng 20% cho Apple, chỉ đứng sau Mỹ. Ngoài ra, hầu như tất cả iPhone trên thế giới đều được sản xuất tại Trung Quốc, thông qua các đối tác như Foxconn Technology Group.
Tuy nhiên, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy Apple vào tình thế bấp bênh. Trước đó Bloomberg từng đưa tin Bắc Kinh đang mở rộng lệnh cấm sử dụng iPhone trong một số bộ phận quan chức Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.
Công ty Mỹ cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc bằng cách mở rộng sản xuất sang Ấn Độ và Đông Nam Á nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Trong tháng này, Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc điều tra về thuế và việc sử dụng đất tại Foxconn - nhà lắp ráp iPhone quan trọng nhất của Apple làm xáo trộn thêm tình hình ở Trung Quốc.
Trong báo cáo mới nhất của IDC, các thương hiệu nội địa như Honor Device và Oppo đã chiếm hai vị trí dẫn đầu tại Trung Quốc trong quý vừa qua. Honor, được tách ra thành một doanh nghiệp độc lập khỏi Huawei vào năm 2020, đã giới thiệu một số mẫu màn hình gập trong những tuần gần đây, tập trung vào phân khúc thị trường điện thoại thông minh và đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo Bloomberg
Nhịp sống thị trường