MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một loại “cây vàng cây bạc” mọc khắp Việt Nam giúp thu về nửa tỷ USD trong 9 tháng: Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh cực ưa chuộng, nước ta nằm trong danh sách “trùm” của thế giới

30-10-2023 - 06:34 AM | Thị trường

Mỗi năm, loại cây này đã mang về cho Việt Nam đều đặn 300 – 400 triệu USD.

Một loại “cây vàng cây bạc” mọc khắp Việt Nam giúp thu về nửa tỷ USD trong 9 tháng: Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh cực ưa chuộng, nước ta nằm trong danh sách “trùm” của thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm trong tháng 9/2023 thu về hơn 52,8 triệu USD, giảm 17,9% so với tháng 8/2023. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, nhóm hàng này đã thu về cho Việt Nam hơn 538 triệu USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Một loại “cây vàng cây bạc” mọc khắp Việt Nam giúp thu về nửa tỷ USD trong 9 tháng: Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh cực ưa chuộng, nước ta nằm trong danh sách “trùm” của thế giới - Ảnh 2.

Trong số các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng này, Mỹ là thị trường lớn nhất. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu mây, tre, cói và thảm sang Mỹ đã thu về hơn 203 triệu USD, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 37,7% trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này.

Xếp thứ 2 là thị trường Nhật Bản, trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang xứ hoa anh đào thu về hơn 51 triệu USD, giảm 8,92% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 9,47%.

Bên cạnh Mỹ và Nhật Bản, Vương quốc Anh là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam ở lĩnh vực này khi thu về hơn 29 triệu USD trong 9 tháng đầu năm, giảm nhẹ 2,35% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 5,39% trong cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam.

Trong năm 2022, Việt Nam đã thu về hơn 818 triệu USD từ xuất khẩu nhóm hàng này, giảm nhẹ 6,8% so với năm 2021.

Một loại “cây vàng cây bạc” mọc khắp Việt Nam giúp thu về nửa tỷ USD trong 9 tháng: Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh cực ưa chuộng, nước ta nằm trong danh sách “trùm” của thế giới - Ảnh 3.

Lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu,…khiến sức mua của người tiêu dùng bị suy giảm, bên cạnh đó các sản phẩm thủ công, đặc biệt từ tre Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ phía Trung Quốc - với nền sản xuất sản phẩm tre không chỉ dẫn đầu về sản lượng mà còn dẫn đầu về năng lực kỹ thuật và chất lượng.

Dù ghi nhận xu hướng giảm nhưng đây vẫn là mặt hàng chủ lực thuộc nhóm xuất khẩu các sản phẩm từ nông sản của Việt Nam và có tiềm năng rất lớn. Cùng với Trung Quốc, Indonesia và Philippines, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu mây tre đan lớn trên thế giới.

Sản phẩm làm từ mây, tre, cói của Việt Nam có khả năng chiếm lĩnh 10%-15% thị phần trên thị trường thế giới. Theo các chuyên gia, quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến sẽ đạt 82,90 tỷ USD vào năm 2028. Dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,7% từ năm 2021 đến năm 2028 với các xu hướng nổi bật. 

Về tiềm năng phát triển nhóm hàng này, tre là loại cây chủ lực mang về kim ngạch lớn nhất. Việt Nam có diện tích tre rất lớn, lên đến 1.592.205 ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, trong đó có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha. Tài nguyên tre Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với hàng trăm loài, trong đó một số loài kinh tế cao như: luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai…

Dự báo, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ nói chung và sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam nói riêng trong những tháng tới tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy từ nay đến cuối năm 2023, ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, doanh nghiệp nên tập trung khai thác thị trường khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Chile…

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên