MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hai “báu vật” trời ban cho Việt Nam cực hiếm quốc gia sở hữu: Xuất khẩu thu về hơn 200 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc đều ra sức săn lùng

27-10-2023 - 13:54 PM | Thị trường

Chỉ tính riêng trong tháng 9, hai mặt hàng này đã thu về hơn 20 triệu USD.

Hai “báu vật” trời ban cho Việt Nam cực hiếm quốc gia sở hữu: Xuất khẩu thu về hơn 200 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc đều ra sức săn lùng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban cho các loại cây gia vị với kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD mỗi năm, bao gồm hồ tiêu, ớt, quế hồi,…Trong số đó, quế và hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban khi chỉ cực ít quốc gia trên thế giới may mắn sở hữu.

Theo báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt 1.986 tấn với kim ngạch 7,2 triệu USD, tăng 14,7% so với tháng 8/2023. Trong tháng 9, Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là 2 thị trường chính của hoa hồi Việt Nam, lần lượt chiếm tỷ trọng 52,3% và 31,3%.

Hết quý 3, hoa hồi thu về 64,7 triệu USD với 11.982 tấn xuất khẩu, tăng 21,4% về sản lượng. Trong đó xuất sang Ấn Độ đạt 4.346 tấn, tăng 49,8% so với cùng kỳ và tương đương với tỷ trọng 53%, xuất sang Trung Quốc đạt 2.487 tấn với thị phần chiếm 20,8%, giảm 12% so với 9T/2023. Các doanh nghiệp xuất khẩu hoa hồi chính của Việt Nam bao gồm Hương Thu, Prosi Thăng Long, Rừng Xanh T&K và Nedspice Việt Nam.

Hai “báu vật” trời ban cho Việt Nam cực hiếm quốc gia sở hữu: Xuất khẩu thu về hơn 200 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc đều ra sức săn lùng - Ảnh 2.

Giá xuất khẩu hoa hồi đạt bình quân 5.399 USD/tấn, giảm nhẹ 4,7% so với trong năm 2022.

Bên cạnh hoa hồi, quế cũng là một trong những sản vật hiếm đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Cụ thể theo VPA, xuất khẩu quế trong tháng 9/2023 đạt 5.651 tấn quế với trị giá đạt 16,4 triệu USD. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 67.503 tấn quế với trị giá 199,8 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và nhưng giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu quế trung bình 9 tháng đầu năm 2023 đạt 2.960 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hai “báu vật” trời ban cho Việt Nam cực hiếm quốc gia sở hữu: Xuất khẩu thu về hơn 200 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc đều ra sức săn lùng - Ảnh 3.

Ấn Độ là thị trường lớn nhất của quế Việt Nam với 30.195 tấn, tăng 28,3% và chiếm 44,7% thị phần. Tiếp theo là các thị trường Mỹ đạt 7.532 tấn, tăng 2,9% chiếm 11,2% thị phần; Bangladesh đạt 4.630 tấn, tăng 33,5% chiếm 6,9% thị phần.

Các doanh nghiệp xuất khẩu quế hàng đầu bao gồm: Prosi Thăng Long đạt 10.924 tấn, Rừng Xanh T&K đạt 4.970 tấn; Senspice Việt Nam đạt 3.984 tấn và Gia vị Sơn Hà đạt 3.499 tấn…

Giá trị xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam liên tục tăng qua các năm và riêng năm 2022 đạt khoảng 276 triệu USD, đáng chú ý trong năm 2022, xuất khẩu quế từ Việt Nam sang Pakistan tăng hơn 200% trong năm 2022 so với năm 2021.

Về sản lượng, hoa hồi của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới và sản lượng quế đứng thứ 3 trên thế giới. Cụ thể, theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổng sản lượng quế của Việt Nam đạt hơn 41.400 tấn, chiếm 17% sản lượng toàn cầu. Nhu cầu về quế hằng năm trên toàn cầu đang tăng nhanh, khoảng từ 8% đến 12% đã khiến giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay.

Tại Việt Nam, diện tích trồng hồi khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn. Loài cây này ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn tại Việt Nam và Trung Quốc, thường được sử dụng làm gia vị trong các món như phở, cà ri, bún bò, hầm, tiềm giúp tạo vị và dậy mùi cho món ăn.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên