MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cứu tinh của thế giới trước lệnh cấm xuất khẩu đường của Ấn Độ: Một ông trùm nông sản ghi nhận sản lượng đường kỷ lục, là nhà xuất khẩu lớn nhất trên toàn cầu

27-10-2023 - 12:06 PM | Thị trường

"Trùm" nông sản dự kiến sản xuất đường ở mức kỷ lục khi các nhà máy thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Cứu tinh của thế giới trước lệnh cấm xuất khẩu đường của Ấn Độ: Một ông trùm nông sản ghi nhận sản lượng đường kỷ lục, là nhà xuất khẩu lớn nhất trên toàn cầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo dự báo của BP Bunge Bioenergia SA - nhà máy sản xuất đường lớn nhất tại Brazil, các nhà máy tại quốc gia cung cấp đường hàng đầu thế giới dự kiến sẽ tăng cường sản xuất trong năm tới khi các công ty thoát khỏi tình trạng phá sản. Hiện các công ty này bắt đầu khôi phục sản lượng trở lại và tập trung đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động khai thác.

Giám đốc thương mại Ricardo Carvalho của liên doanh sản xuất ethanol giữa tập đoàn dầu mỏ BP và công ty kinh doanh cây trồng Bunge cho biết dự kiến các nhà máy ở khu vực Trung Nam Brazil sẽ sản xuất 41,6 triệu tấn đường vào năm 2024. Đó là mức tăng 1,7% so với năm thu hoạch hiện tại và con số này được dự đoán sẽ là một kỷ lục mới.

Việc bổ sung thêm 2 triệu tấn công suất chế biến đường vào năm tới diễn ra khi một số nhà máy hoạt động trở lại hoặc tăng cường hoạt động sau một thời gian dài gặp khó khăn về tài chính. Giá đường tăng mạnh cũng gây ra một làn sóng đầu tư tài chính mới.

Cứu tinh của thế giới trước lệnh cấm xuất khẩu đường của Ấn Độ: Một ông trùm nông sản ghi nhận sản lượng đường kỷ lục, là nhà xuất khẩu lớn nhất trên toàn cầu - Ảnh 2.

Các lo ngại về nguồn cung trước đó đã đẩy giá đường lập kỷ lục trong vòng 12 năm. Đồ họa: Bloomberg

Ông Tomas Cardoso, Giám đốc chiến lược, phát triển kinh doanh và đổi mới của liên doanh nêu trên cho biết: “Các nhà máy chưng cất ethanol đang bổ sung thêm sản lượng đường, các công ty đã đầu tư vào việc tháo gỡ nút thắt cổ chai và các nhà máy dừng hoạt động đang hoạt động trở lại”. Ông cho biết thêm, một số nhà máy bị phá sản đã bán thiết bị cũ đã được lắp ráp lại và khởi động lại.

Sản lượng đường dự kiến tăng ngay cả khi Brazil khó có thể lặp lại năng suất mía ở mức cao trong năm nay. BP Bunge dự báo các nhà máy sẽ nghiền 612 triệu tấn mía trong năm tới, ít hơn 24 triệu tấn so với năm hiện tại, nhưng sẽ sản xuất được nhiều đường hơn khi các nút thắt trước đó biến mất. Carvalho cho biết, việc nghiền mía có thể sẽ bắt đầu sớm hơn bình thường, với các nhà máy sẽ khởi động vào tháng 3 thay vì tháng 4.

Thế giới ngày càng phụ thuộc vào đường Brazil để đáp ứng nhu cầu toàn cầu trong bối cảnh cây trồng ở Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng kém. Giá đường thô kỳ hạn tại New York đang hướng tới mức tăng năm thứ 5 liên tiếp, đây sẽ là chuỗi tăng dài nhất kể từ giai đoạn 5 năm kết thúc vào năm 1989.

Trước đó thị trường đường thế giới lo ngại khi các nguồn tin Chính phủ cho biết Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, tạm dừng xuất khẩu lần đầu tiên sau 7 năm do thiếu mưa làm giảm năng suất mía.

Theo báo cáo, sự vắng mặt của Ấn Độ trên thị trường thế giới có thể sẽ làm tăng giá chuẩn ở New York và London, những nơi vốn đang giao dịch quanh mức cao nhất trong nhiều năm, gây ra lo ngại về lạm phát thêm trên thị trường thực phẩm toàn cầu kết hợp với các nhà máy tại Brazil gặp khó khăn.

Theo Bloomberg

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên