Giá rẻ bất ngờ, một mặt hàng quan trọng không kém dầu thô đang từ Qatar đổ bộ vào Việt Nam, nhập khẩu tăng hơn 200% trong 3 tháng đầu năm
Giá nhập khẩu mặt hàng này sang Việt Nam đã giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
- 02-05-2024Xuất khẩu 98% loại 'hạt vàng hạt bạc' này sang Việt Nam, người Campuchia tiếc nuối: 'sản phẩm của chúng ta ngon, chất lượng tốt nhưng thiếu công nghệ chế biến'
- 01-05-2024"Vàng đen" của Việt Nam bỗng được Thái Lan ráo riết săn lùng: xuất khẩu tăng hơn 3.000%, Việt Nam thu nửa tỷ USD trong quý I
- 26-04-2024Thái Lan đang mạnh tay săn lùng một báu vật tiền tỷ của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, giá trong nước tăng không ngừng nghỉ
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 225.746 tấn khí đốt hóa lỏng (LPG), tương đương gần 152,45 triệu USD, giá trung bình 675,3 USD/tấn, tăng 5,5% về lượng, tăng 5,9% về kim ngạch và tăng 0,4% về giá so với tháng 2/2024.
Như vậy, trong quý I/2024, cả nước nhập khẩu 728.855 tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá gần 499,76 triệu USD, giá trung bình đạt 685,7 USD/tấn, tăng 27,2% về lượng và tăng 16,8% kim ngạch nhưng giảm 8,2% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Khí đốt hóa lỏng các loại nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ 3 thị trường lớn là Qatar, Saudi Arabia và Malaysia; trong đó, nhiều nhất có xuất xứ từ thị trường Qatar, với 170.600 tấn, tương đương trên 110,71 triệu USD, giá 649 USD/tấn, tăng 271,6% về lượng, tăng 220,7% về kim ngạch nhưng giảm 13,7% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023; chiếm 23,4% trong tổng lượng và chiếm 22,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.
Riêng tháng 3/2024, nhập khẩu từ thị trường này đạt 33.501 tấn, tương đương trên 22,33 triệu USD, giá 666,7 USD/tấn, giảm mạnh 63% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 2/2024 nhưng giá tăng nhẹ 1,8%; so với tháng 3/2023 thì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức giảm tương ứng 27%, 35,3% và 11,3%.
Đứng thứ 2 là thị trường Saudi Arabia đạt 159.192 tấn, tương đương 107,23 triệu USD, giá nhập khẩu 673,6 USD/tấn, giảm 26,2% về lượng, giảm 30,9% về kim ngạch và giảm 6,3% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023, chiếm trên 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Riêng tháng 3/2024, nhập khẩu từ thị trường này đạt 50.745 tấn, tương đương trên 33,25 triệu USD, giá 655,3 USD/tấn, tăng mạnh 94,9% về lượng và tăng 100,5% về kim ngạch so với tháng 2/2024, giá cũng tăng nhẹ 2,9%; so với tháng 3/2023 thì giảm mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức giảm tương ứng 45,4%, 54,3% và 16,3%
Tiếp theo là thị trường Malaysia đạt 122.119 tấn, trị giá 87,55 triệu USD, giá 716,9 USD/tấn, tăng 698,7% về lượng, tăng 617,6% về kim ngạch nhưng giảm 10,2% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023, chiếm trên 16,8% trong tổng lượng và chiếm 17,5% tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.
Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 3 tháng đầu năm 2024 từ đa số thị trường tăng so với 3 tháng đầu năm 2023.
Hiện nay, LPG ở Việt Nam chủ yếu được chiết nạp vào bình chứa phục vụ cho nhu cầu dân sinh như sưởi ấm, nấu ăn, công nghiệp, sử dụng trong xe cộ, chất làm lạnh..., các ứng dụng khác từ sản phẩm LPG hiện còn thấp như sử dụng trong công nghệ hóa dầu.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Do đó, giá bán lẻ gas trong nước bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới.
Từ hôm 1/5, các công ty kinh doanh gas đồng loạt thông báo giảm giá bán lẻ gas. Theo đó, các hãng gas sẽ giảm giá với loại bình gas 12kg, với mức giảm hơn 7.000 đồng/bình.
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2024 tại thị trường Hà Nội là 448.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.795.200 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.100 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 3 lần tăng và 2 lần giảm giá. Nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5 ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4 và cũng như biến động tỷ giá USD.
Nhịp sống thị trường