MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mặc kệ ý kiến mua ô tô là tiêu sản, nam thanh niên chỉ ra đó là tài sản bởi 4 LÝ DO, ai biết tận dụng thậm chí còn là 'máy in tiền'

14-06-2024 - 07:35 AM | Lifestyle

Ô tô là tiêu sản đối với những người không biết kiếm tiền. Nhưng nó là tài sản, thậm chí là "bàn đạp kinh tế" đối với những người biết nắm bắt cơ hội.

"Vén khéo" là hội nhóm nổi tiếng trên MXH, là nơi tâm sự của nhiều người liên quan đến vấn đề tài chính. Tại đây, mọi người thường chia sẻ câu chuyện cá nhân, xin lời khuyên hay tư vấn cho người khác trong phạm vi phù hợp. 

Có nhiều người lên hỏi ý kiến các thành viên trong "Vén khéo" những chuyện lớn của cuộc đời như: Kết hôn, mua nhà, mua xe, mua BĐS,... Mọi người sẽ dựa vào thu nhập, tính chất công việc, nhu cầu mong muốn,... để đưa ra lời khuyên hữu ích. 

Về vấn đề mua xe ô tô đi lại, rất nhiều người cho rằng, nếu thu nhập cá nhân không cao, đây sẽ là tiêu sản, không thiết thực, không sinh lời nhiều bằng việc mua nhà, mua BĐS. Nhưng mới đây, một tài khoản ẩn danh, tạm gọi là H. đã chỉ ra những lợi ích của việc mua ô tô - đó là tài sản chứ không phải tiêu sản như nhiều người vẫn lầm tưởng. 

Mặc kệ ý kiến mua ô tô là tiêu sản, nam thanh niên chỉ ra đó là tài sản bởi 4 LÝ DO, ai biết tận dụng thậm chí còn là 'máy in tiền'- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Giá trị mà việc sử dụng ô tô đem lại

H. đã chỉ ra những lợi ích của ô tô như sau:

- Thứ nhất, đi ô tô bảo vệ được sức khoẻ và tính mạng của bản thân, gia đình. Đó là giá trị về sức khoẻ. Đây là giá trị quan trọng nhất, không đồng tiền nào đo đếm được. 

- Thứ hai, di chuyển bằng ô tô xây dựng được giá trị bản thân trong công việc. Người mua chiếc ô tô tiền tỷ có thể đặt bút ký hợp đồng làm ăn cả trăm triệu đồng, thậm chí là con số lớn hơn. Trong mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, có ô tô cũng mang lại giá trị uy tín cao hơn, không tính những người khoe khoang, hợm hĩnh. Vì thế, mua ô tô là tài sản có giá trị trực tiếp. 

- Thứ ba, ô tô giúp gắn kết các thành viên gia đình trong những chuyến đi xa, cũng như mang lại sự tiện nghi hơn so với đi xe máy trong sử dụng hàng ngày, chẳng hạn những khi trời nắng nóng, mưa ngập, ô nhiệm bụi,... Vì thế, xe ô tô sẽ mang lại giá trị tinh thần.

H. tiếp tục chia sẻ: "Mình lấy ví dụ về con xe quốc dân nhất như Vios/City/Accent, giá lăn bánh khoảng 600 triệu đồng. Sau 5 năm bán lại sẽ được hơn 400 triệu đồng, lỗ khoảng 200 triệu đồng, tính theo mức cơ bản. Ai biết mua xe lưở có thể thu hẹp được con số này kha khá.

Nhưng giá trị sức khoẻ, giá trị tài sản trực tiếp và giá trị tinh thần trong 5 năm sử dụng lãi hơn nhiều so với con số 200 triệu đồng. Ngoài 3 giá trị trên, đối với bản thân mình, ô tô còn mang đến giá trị vô hình khác là GIÁ TRỊ ĐỘNG LỰC. Khi vừa mua chiếc xe đầu tiên, tôi đã nghĩ tới việc mua tiếp xe thứ hai xịn hơn, hoặc sau một thời gian sẽ đổi bù xe đầu tiên cho vợ con tiện nghi hơn. Đó là lý do thứ tư của việc nên có ô tô". 

H. cho rằng, khi có mục tiêu để thúc đẩy, chúng ta sẽ có động lực cố gắng hơn. Tuy chưa đạt được mục đích, nhưng chúng ta đã có sự phát triển hơn, kỷ luật hơn, chăm chỉ hơn, bớt tính chây ì, lười biếng. Đó cũng là một giá trị tích cực mà ô tô mang lại. 

Phía dưới bài viết, nhiều người đã và đang sử dụng ô tô chia sẻ, việc "nuôi" xe giống như con mọn bởi mất khá nhiều khoản phí như xăng xe, bảo dưỡng, bến bãi, sửa chữa,... Trung bình "nuôi" xe tiêu tốn từ 4 - 6 triệu đồng/tháng, nếu gia đình thu nhập không cao thì không nên mua xe. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự tiện lợi khi có ô tô di chuyển, đặc biệt với những gia đình có con nhỏ. 

Mặc kệ ý kiến mua ô tô là tiêu sản, nam thanh niên chỉ ra đó là tài sản bởi 4 LÝ DO, ai biết tận dụng thậm chí còn là 'máy in tiền'- Ảnh 2.

Một số ý kiến của cư dân mạng đáng chú ý như: 

- Đối với mình, ô tô không phải là tài sản hay tiêu sản mà là phương tiện di chuyển. 

- Lương mình 15 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều người nhưng mình vẫn mua xe để tiện đi lại, đưa đón con đi học cho an toàn. Mình cũng cố gắng thu vén chi tiêu để vẫn có thể "nuôi" được xe.

- Ô tô là tiêu sản đối với những người không biết kiếm tiền. Nhưng nó là tài sản, thậm chí là "bàn đạp kinh tế" đối với những người biết nắm bắt cơ hội. 

Nguồn: Group "Vén khéo"


Theo Ứng Hà Chi

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên