MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mắc tiểu đường vẫn sống khoẻ mạnh đến 80 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng làm được

06-02-2018 - 10:56 AM | Sống

Cụ Trung mắc bệnh tiểu đường, dù đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn rất khoẻ mạnh, mắt tinh, tai thính. Cụ áp dụng kiên trì một bí quyết đơn giản, nhờ đó mà khống chế được bệnh tiểu đường.

Cụ già cao niên này đã đưa một cuốn sổ ghi chép cá nhân cho bác sĩ khi đi khám bệnh. Trong đó ghi các chỉ số sức khỏe một cách chi tiết và tỉ mỉ. Đó chính là cuốn "Nhật ký Tiểu đường " với những thông số và kết quả xét nghiệm dày đặc.

Chủ nhân của cuốn nhật ký này là cụ Trung, năm nay hơn 80 tuổi (người Trung Quốc), là một bệnh nhân có bệnh tiểu đường. Bất kỳ ai khi lật dở cuốn sổ của ông ra, đều trầm trồ với nét chữ viết rõ ràng, số liệu ngay ngắn, ngay cả y tá và bác sĩ cũng vô cùng nể phục.

Mắc tiểu đường vẫn sống khoẻ mạnh đến 80 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 1.

Đây có lẽ cũng là nguyên nhân khiến cụ Trung dù đã 80 mà vẫn không bị bệnh tiểu đường tấn công, bùng phát. Không những thế, sức khỏe của cụ hiện vẫn rất tốt, tai thính, mắt tinh, trao đổi chuyện trò với mọi người một cách bình thường, trôi chảy, trí nhớ và tư duy vẫn rất minh mẫn.

Chúng ta đều biết, khi mắc bệnh tiểu đường, thì việc theo dõi chỉ số glucose trong máu là điều rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa, đó là việc ghi chép lại các chỉ số để theo dõi cụ thể.

Rất nhiều người khi đi khám thường gặp một vấn đề chung là nếu bác sĩ hỏi thì sẽ nói rất nhiều thông tin, nhưng lại không có trọng tâm. Nhiều người trong nhà có dụng cụ đo chỉ số tiểu đường, thi thoảng cũng có định kỳ hoặc không định kỳ tự kiểm tra, nhưng lại không có thói quen ghi chép lại, sau một thời gian, rồi quên hết không nhớ được thông tin cụ thể nào.

Những người bị bệnh tiểu đường nên học hỏi thói quen này của cụ Trung, nên giữ lại các kết quả kiểm tra xét nghiệm, hoặc ghi lại trong một cuốn sổ riêng, đồng thời làm tốt việc theo dõi và ghi thành nhật ký chỉ số đường trong máu bao gồm các thông tin chính như sau:

Thời gian đo chỉ số đường huyết

Chỉ số huyết áp

Thời gian ăn cơm và số lượng ăn được

Thời gian vận động/thể dục và thời lượng thực hiện được

Thời gian uống thuốc , số lượng thuốc đã uống

Một số đặc điểm đặc biệt khác có thể quan sát thấy.

Việc viết nhật ký bệnh tiểu đường có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt sự thay đổi của tình trạng bệnh với các chỉ số cụ thể, có ý nghĩa rất lớn trong việc áp dụng và điều chỉnh nếp sinh hoạt hướng đến sự lành mạnh, có giờ giấc như vận động, sinh hoạt, ăn uống, kiểm tra sức khỏe, dùng thuốc hợp lý…

Đây cũng là việc có ý nghĩa quan trọng để khi gặp các vấn đề sức khỏe bất thường thì có thể trao đổi rõ với bác sĩ và nhận được những tư vấn điều trị phù hợp nhất.

Mắc tiểu đường vẫn sống khoẻ mạnh đến 80 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 2.

Sổ nhật ký người bệnh tiểu đường được xem là một trong những "bảo bối" của người bệnh, quan trọng trong hộp "đồ nghề" chữa bệnh của bệnh nhân do khả năng ứng dụng cao.

Mặc dù 1 cuốn sổ nhật ký xem qua không có gì quan trọng, nhưng mỗi lần đến gặp bác sĩ và đưa cho bác sĩ xem, nó lại là một thông tin đắt giá, có thể giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề, tìm thấy quy luật thay đổi và tiến triển của bệnh, đồng thời nâng cao khả năng, kết quả và chất lượng khám bệnh, nâng cao khả năng sống cho người bệnh, rất tốt cho việc điều trị bệnh dài ngày.

Thông tin được ghi trong cuốn nhật ký này cũng sẽ gửi tới bạn những thông điệp cảnh báo trước bất kỳ một thay đổi nào, thể hiện rõ việc điều trị của bạn có hiệu quả hay không, đồng thời giúp bạn và bác sĩ điều chỉnh cách điều trị, hướng đến một giải pháp hoàn hảo nhất cho riêng bạn.

Mắc tiểu đường vẫn sống khoẻ mạnh đến 80 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 3.

Nói là sổ nhật ký, nhưng bạn có thể dùng cuốn sổ đóng sẵn thuần túy, nhưng cũng có thể dùng cuốn kẹp di động (file), sau đó in các trang giấy có kẻ vẽ sẵn thành mẫu biểu.

Đồng thời bạn có thể tháo mở tập tài liệu này để thường xuyên bố sung thêm giấy khi bạn viết nhiều hơn. Ngoài ra dùng kẹp có gáy mở di động, có thể bổ sung thêm các tờ giấy kết quả xét nghiệm.

Bạn cũng có thể viết thêm các dấu hiệu hay tình trạng sức khỏe khác để thông tin thêm phần dày dặn và cụ thể. Đó là thông tin tuyệt vời giúp bạn duy trì được việc điều trị hiệu quả, điều chỉnh phác đồ điều trị, vô cùng đơn giản và tiện lợi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ là cần ghi chép lại những chỉ số gì vào nhật ký, từ đó giúp bác sĩ phân tích diễn biến bệnh chuẩn xác hơn.

Mắc tiểu đường vẫn sống khoẻ mạnh đến 80 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 4.

Bạn đã biết, việc điều trị bệnh tiểu đường dựa vào bản thân chiếm tới 70% kết quả, vì thế, hãy học tập cụ Trung trong việc ghi nhật ký, coi đó không chỉ là một thói quen tốt, mà là một giải pháp điều trị bệnh, một công đoạn trong việc chăm sóc sức khỏe.

Khi bản thân người bệnh và bác sĩ đều nỗ lực phân tích và điều trị tích cực, thì sức khỏe của bạn sẽ được kiểm soát, như vậy càng dễ dàng hơn trong việc khống chế huyết áp và tiểu đường, mỡ máu, đưa chúng tiệm cận với chỉ số trung bình, từ đó giúp bạn khỏe mạnh và trường thọ.

Sống khỏe mạnh trường thọ là niềm mơ ước của mỗi chúng ta, kể cả bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sống khỏe mạnh trường thọ, chỉ cần bạn khống chế tốt chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu, nuôi dưỡng và duy trì các thói quen tốt, khám sức khỏe định kỳ, học cách tự kiểm soát tâm lý bản thân, trân quý từng ngày trôi qua, sống vui trong từng khoảnh khắc…

Làm được những điều đơn giản đó, mỗi bệnh nhân tiểu đường đều có thể sống trường thọ, tự "kết thân" với bệnh tiểu đường và chung sống hòa bình, khỏe mạnh và trường thọ.

*Theo Health/Sohu

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên