Mạch máu có 9 "nỗi sợ'"vào mùa đông, bác sĩ cảnh báo người trên 40 tuổi cần cảnh giác
Sau 40 tuổi, dù là nam hay nữ cũng cần duy trì sức khỏe mạch máu. Vào mùa đông ngoài việc giữ ấm, mọi người đều cần tránh xa một số thói quen gây hại cho mạch máu dưới đây.
- 06-11-2022Cặp vợ chồng 9x cùng bị nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra thủ phạm là loại thực phẩm rất quen, khuyên duy trì 3 thói quen để bảo vệ mạch máu
- 07-10-2022Người đàn ông U60 nhưng mạch máu 'trẻ' như 30 nhờ ăn 4 món
- 20-08-2022Loại nước giúp “lọc rác” trong mạch máu, trẻ hóa làn da, ngừa ung thư, tiếc là người Việt chưa biết nhiều
- 16-08-20223 loại thịt tốt nhất đối với phụ nữ, vừa giàu collagen vừa tốt cho khí, máu và tim mạch
- 05-08-2022Ở con lợn có 1 thứ có thể bơm collagen, ổn định đường huyết, dưỡng mạch máu tốt nhưng nhiều người vứt bỏ
Mùa đông là thời điểm dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch, mạch máu não nhất. Lý do là bởi, nhiệt độ giảm khiến mạch máu co lại, huyết áp tăng cao và dao động quá lớn.
Theo bác sĩ Li Xuesong (Bệnh viện trực thuộc thành phố Hứa Xương, Trung Quốc): Chỉ số về mạch máu, tim mạch rất quan trọng. Một khi mạch máu bị tắc nghẽn, có thể gây xơ vữa động mạch, có thể liên quan đến bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Sau 40 tuổi, dù là nam hay nữ cũng cần duy trì sức khỏe mạch máu. Vào mùa đông ngoài việc giữ ấm, mọi người đều cần tránh xa một số thói quen gây hại cho mạch máu dưới đây.
Mạch máu có "9 nỗi sợ" cực lớn vào mùa đông
1. Mạch máu "sợ" bạn thức dậy đột ngột vào buổi sáng
Mùa đông là thời điểm mà tỷ lệ đột quỵ rất cao. Người huyết áp cao nếu ngồi dậy đột ngột sau khi ngủ dậy rất dễ bị tai biến, tốt nhất nên nằm yên trên giường 5 phút rồi mới từ từ đứng dậy để khí huyết lưu thông tốt.
2. Mạch máu "sợ" thức khuya
Thức khuya rất có hại cho cơ thể, nhất là thận, gan, dạ dày, mạch máu. Thức khuya sẽ khiến cơ thể tiết ra epinephrine và norepinephrine dư thừa, làm máu chảy chậm lại, tăng độ nhớt của máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành.
3. "Sợ" uống rượu quá nhiều
Cồn trong rượu có thể kích thích co mạch, gây tích tụ "rác" và lipid trên thành mạch máu, gây xơ cứng động mạch. Nó cũng có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng bám và tăng khả năng hình thành huyết khối.
4. "Sợ" ăn quá mặn
Các món ăn nhiều muối như dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn, thịt ướp muối... dù rất ngon lành nhưng lại cực kỳ nguy hiểm cho mạch máu. Natri có trong muối có thể gây giữ nước trong cơ thể và gây ra huyết áp cao. Huyết áp cao lâu ngày có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch, dễ gây ra các bệnh về mạch máu.
5. "Sợ" uống quá ít nước
Thời tiết mùa đông hanh khô, cơ thể người dễ bị thiếu nước. Nếu như bạn uống quá ít nước có thể gây ra hiện tượng nhớt máu, tắc nghẽn mạch máu.
6. Mạch máu "sợ" dầu mỡ
Các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ có thể làm trầm trọng thêm sự hình thành của cục máu đông. Hơn nữa, còn làm cho mạch máu cứng lại và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch.
7. "Sợ" xúc động
Cảm giác bồn chồn hay mất bình tĩnh sẽ khiến huyết áp tăng cao và tăng gánh nặng cho mạch máu. Bạn nên duy trì tâm trạng bình tĩnh, lạc quan và hình thành thói quen kiểm soát cảm xúc tốt.
8. Mạch máu "sợ" đồ ngọt
Nếu thường xuyên ăn thực phẩm có nhiều đường, bạn sẽ bị tăng lượng đường trong máu và phải đối mặt với tình trạng đường huyết cao. Lúc này, tốc độ lưu thông máu trong cơ thể bị ảnh hưởng, từ đó làm tích tụ nhiều cặn bẩn trong thành mạch máu và xuất hiện huyết khối. Tình trạng này rất dễ xảy ra các bệnh gây tử vong đột ngột như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.
9. Mạch máu "sợ" mỡ động vật
Mỡ động vật tuy có mùi vị thơm ngon hơn nhưng do chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol nên dễ làm tăng độ nhớt trong mạch máu, không có lợi cho sức khỏe của mạch máu. Đặc biệt những người bị cao huyết áp, đường huyết cao, mỡ máu cao nên tránh ăn mỡ động vật kẻo gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Bệnh nhân cao huyết áp làm gì để ngừa các bệnh tim mạch, mạch máu não trong mùa đông?
- Bệnh nhân bị cao huyết áp vào mùa đông cần hết sức chú ý đến việc theo dõi huyết áp. Nếu huyết áp tăng cao trong mùa đông, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Không nên dựa vào chế độ ăn uống và sinh hoạt để thay thế thuốc điều trị, điều này rất bất lợi cho tình trạng bệnh. Nó sẽ khiến lượng máu của người bệnh luôn ở mức cao, rất dễ dẫn đến bệnh tim mạch.
- Vào mùa đông lạnh giá, bệnh nhân tăng huyết áp không nên dậy quá sớm khi tập thể dục. Nếu vận động quá sớm sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh, khiến huyết áp dao động lớn, dễ xảy ra tai nạn. Bạn nên tập thể dục dưới ánh nắng mặt trời và mặc thật ấm khi ra ngoài.
- Trong khi dùng thuốc cần phối hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, ăn nhạt, ít muối, vận động vừa sức, các chế độ sinh hoạt này có tác dụng bổ trợ cho việc hạ huyết áp.
Phụ nữ Việt Nam