Mafia Italy: Từ giết người không ghê tay tới thao túng nền kinh tế
Nửa cuối thế kỷ 20, mafia Italy hay còn gọi là Sicily Italy, phát triển tới cực thịnh và trở thành tổ chức xã hội đen khét tiếng nhất hành tinh với những vụ giết người không ghê tay tới các hoạt động tội phạm được tổ chức quy mô.
- 31-08-2016Học băng đảng mafia xuyên quốc gia cách quản trị doanh nghiệp
- 25-04-2016Chuyện chỉ có ở Nhật: Mafia tiên phong giúp nạn nhân động đất
- 18-09-2015Ăn cắp tiền qua ATM: Lật tẩy thủ đoạn siêu đẳng mới của mafia Nga
- 15-09-2015Mafia Nhật sắp đến “ngày tàn”?
- 10-09-2015Khủng hoảng nội bộ ở băng đảng mafia giàu nhất Nhật Bản
Lộng hành nhờ sự “tiếp tay” của Mỹ
Mafia Italy còn được biết đến với cái tên Sicily Italy hay Cosa Nostra, hình thành vào giữa thế kỷ 19 tại vùng đảo Sicily, thuộc Italy. Đây là tổ chức tội phạm quy mô lớn, liên kết với nhau khá lỏng lẻo và ít có sự can thiệp chéo giữa các bên ngoài việc thực thi các quy tắc chung. Mỗi nhánh của tổ chức tội phạm này cai quản một vùng nhất định và được biết đến như một “gia đình” riêng.
Mafia Italy lớn mạnh tới cực thịnh bởi sự tiếp tay của người Mỹ trong thế chiến II.
Trong cơ cấu tổ chức, đơn vị nhỏ nhất của mafia Italy chỉ cai quản một khu vực nhất định như khu phố hay thị trấn. Các đơn vị lớn hơn có thể cai quản cả thành phố hoặc vùng miền với những tổ chức mafia nhỏ hơn ở phía dưới. Tuy hoạt động bên cạnh nhau nhưng mafia Italy thường tránh sự tranh giành địa bàn hay thanh toán lẫn nhau.
Tuy ra đời từ cuối thế kỷ 19 nhưng phải tới sau Thế chiến thứ 2, mafia Italy mới thực sự lớn mạnh. Sau khi chế độ độc tài Mussolini sụp đổ, Italy bị Mỹ và quân đồng minh chiếm đóng. Quân đội Mỹ sử dụng Sicily Italy để liên lạc trong giai đoạn nội chiến Italy năm 1943. Thậm chí, người Mỹ còn đưa vũ khí cho những tên ô hợp để bảo vệ các căn cứ quân sự của Mỹ.
Với tiền và vũ khí của Mỹ, mafia Italy mặc sức lộng hành. Khi đủ lông đủ cánh, lực lượng này thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ, dấn thân sâu hơn vào các hoạt động tội phạm như thu tiền bảo kê, buôn bán hàng cấm, kinh doanh mại dâm, buôn ma túy tới kinh doanh ô tô, bất động sản…. Không dừng lại ở Italy, thế lực này vươn vòi bạch tuộc ra khắp châu Âu và lan tới cả châu Mỹ và các lục địa khác.
Giết người không ghê tay
Trong giai đoạn cực thịnh, mafia Italy còn thọc bàn tay nhơ bẩn vào chính trị, dùng tiền phi pháp mua chuộc các quan chức nhằm thỏa sức lộng hành. Thậm chí, các băng đảng mafia không ngần ngại xuống tay hạ sát những người chống đối, bao gồm cảnh sát, thẩm phán và chính trị gia. Những hành động của lực lượng này khiến cả đất nước Italy căm phẫn.
Mafia Italy từng sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai ngáng đường dù là cảnh sát, thẩm phán hay chính trị gia.
Đầu những năm 1980, cuộc chiến trong nội bộ mafia Italy nổ ra, gây suy yếu cho tất cả các băng đảng xã hội đen. Một trong những đầu sỏ của mafia Italy rơi vào tay cảnh sát và chấp nhận trở thành nhân chứng để đổi lấy cuộc sống tự do và một thân phận mới. Những bằng chứng được đưa tới tay hai chánh án Giovanni Falcone và Paolo Borselino cùng các đồng nghiệp, những người không đội trời chung với mafia.
Từ những bằng chứng quý báu, hàng nghìn tên đầu sỏ trong các mạng lưới mafia Italy bị cảnh sát sờ gáy. Những quan chức nhận tiền để bao che cho các băng đảng xã hội đen cũng lần lượt bị hạ bệ. Tổ chức mafia khét tiếng nhất hành tinh lâm vào cảnh suy yếu và bị tấn công trên mọi phương diện dù vẫn là thế lực đáng gờm ở Italy.
Năm 1992, cả hai chánh án Giovanni Falcone và Paolo Borselino đều bị ám sát, thổi bùng lên làn sóng phẫn nộ trên khắp Italy. Thay vì loại bỏ “cái gai trong mắt”, các băng đảng mafia Italy phải đối mặt với làn sóng truy quét mạnh mẽ và kiên quyết trên khắp cả nước. Các hoạt động trấn áp mạnh tay khiến mafia Italy phải dè chừng hơn và chuyển sang hoạt động bí mật để tồn tại.
Những chân rết trong nền kinh tế Italy
Tờ báo Anh The Telegraph dẫn các báo cáo đáng tin cậy cho biết, mafia là doanh nghiệp lớn nhất Italy, với doanh thu hàng năm đạt hơn 160 tỷ USD. Bốn băng đảng két tiếng nhất can thiệt vào mọi lĩnh vực trong đời sống chính trị của Italy. Với khoảng hơn 70 tỷ USD tiền mặt, mafia có quy mô lớn hơn bất cứ ngân hàng nào trên đất Italy.
Mafia Italy kiểm soát nhiều phần trong nền kinh tế Italy.
Thay vì mang súng và tiến hành các vụ giết người, cướp của như trong quá khứ, mafia Italy đang hòa mình vào hàng ngũ những doanh nhân thành đạt với kiến thức sâu rộng về quản trị và tài chính. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, mafia mua lại các doanh nghiệp bên bờ vực phá sản và dùng số tiền khổng lồ để hồi sinh chúng nhằm gia tăng ảnh hưởng với nền kinh tế. Trong khi đó, tổ chức này cũng đẩy mạnh các hoạt động cho vay nặng lãi để thu lời từ những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Ngoài công nghiệp, mafia Italy cũng đang vươn vòi bạch tuộc tới các lĩnh vực kinh doanh mới như y tế công cộng, giao thông vận tải hay hậu cần. Bên cạnh đó, tổ chức này vẫn đảm bảo quyền quản ý với các hình thức cá cược vì khoản lợi ích khổng lồ nó mang lại. Theo thống kê, một người trưởng thành Italy chi 1.500 USD cho các trò đỏ đen mỗi năm, biến nó trở thành ngành công nghiệp lớn thứ 3 của Italy.
Confesercenti, đại diện cho 270.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Italy, đã làm việc với chính phủ nhằm “giành lại lãnh thổ mafia chiếm đóng”. Tuy nhiên, đây sẽ là một trận chiến khó khăn. Tội phạm có tổ chức kiểm soát gần như mọi mặt trong nền kinh tế Italy, từ cờ bạc, xây dựng tới xử lý chất thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt.