MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mải mê với thép, Hoa Sen có thể sẽ mất đi thị phần ngành tôn!

14-02-2017 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Không chỉ Hòa Phát tính chuyện chen chân vào miếng bánh ngành tôn mà hàng loạt doanh nghiệp khác đang toan tính đầu tư cực mạnh vào ngành tôn trong khi ông vua tôn đang mải mê với thép.

Hồi cuối năm 2016, "vua tôn" Hoa Sen (HSG) công bố nhảy vào chia phần cùng "vua thép" Hòa Phát. Còn Hòa Phát, tất nhiên là cũng không để yên, công bố lấn sân ngành tôn khi quyết liệt đầu tư nhà máy tôn mạ.

Trước đây, dù cùng là những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thép, nhưng Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Tập đoàn Hòa Phát (HPG) hầu như không cạnh tranh trực tiếp với nhau. Người thì đứng đầu ngành thép, người làm vua ngành tôn.

Động thái mới của 2 ông vua ngành thép khiến nhiều người thay vì nhìn vào tiềm năng của ngành lại nhìn

Vì mải mê câu chuyện đầy hấp dẫn, có vẻ như thị trường đang quên mất rằng, dù đang là vua ngành tôn mạ, 70% thị phần ngành tôn vẫn đang ở trong tay kẻ khác. Dù đang làm vua ngành thép, Hòa Phát cũng chỉ mới chiếm lĩnh được ¼ thị trường.

vào "cuộc chiến" 2 ông vua hàng đầu ngành đang diễn và “hóng” xem ai sẽ thắng và ai sẽ thua. Câu chuyện ngành thép vô hình chung đã thành câu chuyện cạnh tranh “lấn chân” “lấn phần” của Hòa Phát và Hoa Sen.

Với lĩnh vực mới là tôn mạ, Hòa Phát mới đây đã quyết định đầu tư 4.000 tỷ xây dựng nhà máy tại Hưng Yên với công suất 400.000 tấn/năm. Còn, Hoa Sen mới có thêm Cà Ná. Không muốn mất vị thế số 1 ngành thép trong tương lai dăm năm tới, Hòa Phát lại cố thêm dự án thép 3 tỷ đô ở Dung Quất.

Vì mải mê câu chuyện đầy hấp dẫn, có vẻ như, thị trường đang quên mất rằng, dù đang là vua ngành tôn mạ, 60-70% thị phần ngành tôn vẫn đang ở trong tay kẻ khác. Dù đang làm vua ngành thép, Hòa Phát cũng chỉ mới chiếm lĩnh được ¼ thị trường.

Phần lớn thị trường tôn, thép còn lại đang nằm trong tay những doanh nghiệp nhỏ hơn khác. Và, họ cũng đang không đứng yên.

Những ngày đầu năm 2017 này, Công ty cổ phần Thép Pomina (mã chứng khoán POM) chính thức nhận quyết định cấp phép xây dựng nhà máy tôn có công suất 600.000 tấn/năm trên diện tích 14ha tại khu công nghiệp Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là dự án sản xuất sản phẩm tôn hoàn chỉnh. Từ sản phẩm đầu vào là cuộn tôn cán nóng sẽ được đưa qua dây chuyền tẩy rỉ để làm sạch bề mặt, sau đó đưa vào máy cán nguội để giảm độ dày cuộn và độ phẳng như mong muốn.

Bước tiếp theo, sản phẩm cán sẽ được đưa qua dây chuyền mạ kẽm, mạ nhôm kẽm đạt được chiều dày mạ và tiếp tục đưa qua dây chuyền mạ màu để đạt được sản phẩm cuối cùng là tôn mạ màu.

Trong công bố thông tin của mình, Pomina thể hiện rõ tham vọng vươn ra thị trường quốc tế, cùng với khả năng đáp ứng tốt nhất những công trình đòi hỏi chất lượng cao. Pomina đã nhập khẩu từ Châu Âu toàn bộ dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến để trang bị cho nhà máy tôn, trong đó có 1 dây chuyền tẩy rỉ, 2 dây chuyền cán nguội, 2 dây chuyền mạ kẽm, 1 dây chuyền mạ màu.

Giai đoạn 1 của dự án được khởi công trong năm 2017 và dự kiến đưa hoạt động vào năm 2018 với công suất 200.000 tấn/năm. Giai đoạn 2 dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2020 nâng tổng công suất nhà máy lên 600.000 tấn/năm.

Không rầm rộ như câu chuyện của Hòa Phát nhưng nhìn vào con số công suất 600.000 tấn/năm của nhà máy mà Pomina sắp sửa đầu tư và con số 400.000 tấn/năm cho nhà máy tôn mà Hòa Phát sẽ đầu tư ở Hưng Yên thì rõ ràng, sự nhập cuộc ngành tôn của Pomina không hề nhỏ.

Theo Pomina, nhà máy sẽ tạo một diện mạo mới cho Pomina với các sản phẩm phục vụ xây dựng và dân dụng như cuộn cán nguội, cuộn mạ kẽm, cuộn mạ nhôm kẽm, cuộn mạ màu, các sản phẩm tôn ứng dụng trong nghành kiến trúc, xây dựng, trang trí nội thất.

Dự án là tổ hợp các dây chuyền công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu, Mỹ, Nhật,… đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu như Châu Âu và Bắc Mỹ.

Cũng không rầm rộ với cái tên như cuộc chiến nọ, cuộc chiến kia, hồi cuối năm 2016 này, Tôn Đông Á cũng đã âm thầm mở rộng thị trường, nâng tầm vị thế trong ngành thép lá mạ.

Theo công bố của Tôn Đông Á, khởi đầu là một công ty nhỏ sản xuất những mặt hàng tôn lợp phổ thông, qua 18 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của ngành sản xuất tôn thép Việt Nam. Tính đến hết tháng 11/2016, vốn điều lệ của Tôn Đông Á là 362 tỷ đồng tương ứng với hơn 36 triệu cổ phần và kết quả này có sự góp sức không nhỏ của các nhà đầu tư chiến lược như Tập đoàn JFE Shoji.

Đại diện Tôn Đông Á cho biết, trong những năm gần đây, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng nhà máy, đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại với nguồn vốn đầu tư hơn 200 triệu USD nhằm sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Để có tiềm lực tài chính mạnh, Tôn Đông Á đã chọn nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn JFE - Một liên hợp sản xuất thép lớn thứ 2 của Nhật và đứng thứ 8 trong Top 50 doanh nghiệp sản xuất thép trên toàn thế giới (Bảng xếp hạng năm 2015 của WSO - Hiệp hội Thép Thế giới) với quy mô 34 triệu tấn/năm.

Trong quá trình hợp tác, JFE Shoji đã hỗ trợ Tôn Đông Á mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như đầu tư tiếp tục thượng nguồn và hạ nguồn cho ngành thép phẳng.

“Với sự đầu tư của Tập đoàn JFE Shoji, Tôn Đông Á tin rằng công ty sẽ ngày càng phát triển vững mạnh và trong những năm tới sẽ trở thành một thương hiệu phát triển vượt bậc về quy mô và chất lượng trên thị trường thép lá mạ trong nước và toàn cầu”, lãnh đạo Tôn Đông Á cho biết trên truyền thông.

Tôn Đông Á xác định lợi thế cạnh tranh của công ty là cung ứng các sản phẩm thép lá mạ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, dịch vụ tốt nhất. Do đó, Tôn Đông Á ưu tiên đầu tư các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường có nguồn gốc từ các nước phát triển như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ…

Trong kế hoạch phát triển, công ty đã xây dựng kế hoạch năm 2016 với sản lượng đạt khoảng 360.000 tấn, doanh thu khoảng 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 400 tỷ đồng. Dự kiến sản lượng Tôn Đông Á đạt 550.000 tấn năm 2017 và lên 1 triệu tấn các năm 2018 – 2020. Doanh thu từ 8.500 tỷ đồng năm 2017 đến 14.000 tỷ đồng năm 2020. Và từ năm 2017 Tôn Đông Á sẽ bắt đầu cung ứng sản phẩm vào phân khúc thị trường tôn mạ cung ứng cho ngành chế tạo thiết bị gia dụng. Đặt mục tiêu đến năm 2020 Tôn Đông Á sẽ thay thế được toàn bộ hàng tôn mạ nhập khẩu cho ngành thiết bị gia dụng nội địa và xuất khẩu.

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016, Tôn Đông Á đã có kế hoạch dự kiến niêm yết trên sàn chứng khoán (IPO) TP. Hồ Chí Minh trong quý 3 năm 2017.


Thị phần của Hoa Sen đang có xu hướng giảm dần. Trong năm 2016, doanh nghiệp này đã mất đi hơn 4% thị phần

Thị phần của Hoa Sen đang có xu hướng giảm dần. Trong năm 2016, doanh nghiệp này đã mất đi hơn 4% thị phần

Như vậy là, chỉ vừa “lỏng” tay với ngành tôn và chen chân vào ngành thép, vua tôn Hoa Sen ngay lập tức đã phải để tâm khi rất nhiều đối thủ nhẹ ký hơn đang tiến mạnh vào thị trường này để giành miếng bánh thị phần ngành tôn béo bở mà công ty hiện đang là vua.

Phương Chi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên