Mắng con suốt ngày ngồi siêu vẹo, mẹ tự trách vì không làm một việc sớm hơn
Khi đến gặp bác sĩ, góc vẹo cột sống của cô bé đã lên tới 64 độ...
- 03-05-20241 động tác thể dục vô cùng “tàn ác” với trẻ, có thể gây chấn thương cột sống, thậm chí bại liệt
- 25-12-2023Cột sống cổ của cậu bé 13 tuổi "già hơn" bố mình tới 10 tuổi vì thói quen này của nhiều người
- 11-11-2023Tiến sĩ Anh 66 tuổi có cột sống như người 25 nhờ 1 bài tập 2 phút: Không cần đến phòng tập hay dụng cụ
Sau khi học kỳ mới bắt đầu, Tiểu Phần 11 tuổi (Trung Quốc) đang làm bài tập ở nhà sau giờ học, mẹ cô bé nhận thấy cơ thể con mình có gì đó hơi lạ, cong vẹo và không thể ngồi thẳng dù có cố gắng thế nào, hai bên vai khi đứng lên cũng không bằng nhau, bên cao bên thấp. “Mặc dù hàng ngày tôi đều mắng con ngồi thẳng nhưng hình dáng cơ thể của đứa trẻ không thể thẳng được”. Người mẹ nói rằng bà lo lắng về tư thế cơ thể của con mình nên đã đưa đến bệnh viện.
Bác sĩ tiến hành kiểm tra thể chất cho Tiểu Phần thì phát hiện ra rằng lưng và eo của cô bé rõ ràng là không đối xứng ở hai bên, vai trái thấp hơn vai phải. Sau khi chụp X-quang toàn bộ cột sống, cô bé được chẩn đoán mắc chứng vẹo cột sống vô căn ở thanh thiếu niên. "Góc vẹo cột sống của Tiểu Phần đã lên tới 64 độ, độ cong của eo và lưng rất rõ ràng nên trẻ sẽ ngồi không đúng tư thế và có vai không đều nhau". Bác sĩ cho rằng do góc cong của cột sống Tiểu Phần quá lớn nên cần phải phẫu thuật chỉnh sửa nếu không tình trạng biến dạng sẽ trầm trọng hơn và gây đau nhức vùng thắt lưng, ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống sau này.
Việc điều chỉnh chứng vẹo cột sống cho Tiểu Phần bao gồm việc đưa vít vào đốt sống bị cong và sử dụng hệ thống thanh vít để làm thẳng đốt sống càng nhiều càng tốt. Trong ống có các dây thần kinh cột sống không chịu được lực kéo chứ đừng nói đến tổn thương. Nếu không cẩn thận trong quá trình phẫu thuật, dây thần kinh cột sống có thể bị tổn thương nếu vặn sai hướng, có thể bị thủng lồng ngực, khoang bụng và tủy sống có thể bị tổn thương mạch máu, dẫn đến chảy máu ồ ạt và nguy hiểm đến tính mạng.
Sau 7 giờ thực hiện phẫu thuật và 2 tuần phục hồi, mới đây, Tiểu Phần đã có thể ngồi và đứng với nẹp cột sống và ra khỏi giường để tập đứng, đi lại.
Bác sĩ cho biết chứng vẹo cột sống vô căn ở thanh thiếu niên không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, dẫn đến tình trạng mất cân đối ở vai và lưng, biến dạng lồng ngực... mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng tim phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, công việc, cuộc sống, và tâm lý lành mạnh. Cha mẹ nên chú ý quan sát xem lưng của trẻ có thẳng hay không, chiều cao của vai hai bên có bằng nhau hay không, eo và lưng có đối xứng hai bên hay không. Nếu phát hiện bất thường thì nên đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời.
Nguồn và ảnh: QQ
Phụ nữ mới