Mạng lưới đường sắt vô địch thế giới của Trung Quốc: Tàu siêu tốc chạy 320 km/giờ, đi hơn 1.000 km chỉ mất 4 tiếng
Trung Quốc là quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
- 23-11-2023Dùng vật liệu ‘làm sẵn’, Trung Quốc tạo đột phá cho ‘công trình vượt biển’ có nhịp dài lên tới hơn 18km, giúp giảm đáng kể thời gian thi công: Các ‘pháp sư Trung Hoa’ không phải hư danh
- 22-11-2023Trung Quốc nhá hàng độc nhất thế giới: Vừa ra mắt đã chốt đơn ào ào, phải tăng tốc sản xuất hàng loạt
- 22-11-2023Huyện ở Trung Quốc phạt tiền hành vi ngồi xổm khi ăn và không dọn nhà
Quyết định đi du lịch từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, chủ nhà hàng Seven Song không ngần ngại bắt tàu cao tốc thay vì máy bay. Lý do rất đơn giản: đường sắt cao tốc rẻ hơn, thuận tiện hơn, thoải mái hơn và quan trọng là nhanh hơn.
Seven Song chỉ là một trong số rất nhiều người yêu thích đi tàu cao tốc tại Trung Quốc - quốc gia sở hữu mạng lưới đường sắt khổng lồ khiến cả thế giới phải ghen tị. Theo Bloomberg, những chuyến tàu siêu tốc băng qua thành phố như vậy có thể đi với tốc độ lên tới 320 km/giờ.
“Trước đây phải mất ít nhất 2 ngày để sắp xếp một chuyến đi và du khách phải ngủ lại qua đêm. Giờ đây, thời gian di chuyển giữa Quý Dương đến Lệ Ba đã giảm từ hơn 3 giờ xuống còn 57 phút”, Luo Jia, một hướng dẫn viên du lịch ở Quý Châu, nói.
Dữ liệu cho thấy trong tháng 7 và tháng 8,830 triệu chuyến tàu cao tốc đã được thực hiện tại Trung Quốc, tăng 13% so với mùa hè năm 2019. Để so sánh, các hãng hàng không chỉ xử lý 130 triệu chuyến bay trong cùng kỳ, theo dữ liệu của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc.
Quãng đường dài 1.318 km trên hành trình của Song chỉ mất hơn 4 giờ đồng hồ đi tàu cao tốc kèm theo 20 phút đi tàu điện ngầm. Đi máy bay từ Bắc Kinh đến Thượng Hải mất khoảng 2 giờ 15 phút, song nếu tính gộp cả thời gian làm thủ tục, lấy hành lý hay rủi ro trễ chuyến, lựa chọn đi tàu cao tốc vẫn hợp lý và tiết kiệm hơn.
“Tôi có thể làm việc trên tàu - điều mà máy bay không làm được. Hơn nữa, chúng được trang bị rất nhiều thiết bị hiện đại, sạch sẽ không kém gì máy bay”, Li Guilin, giáo sư tại Viện Quản lý Hàng không Dân dụng Trung Quốc, cho biết.
Tàu siêu tốc lần đầu tiên được giới thiệu tại Trung Quốc vào năm 2008 - khi Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Mùa hè - với tuyến đường cao tốc nối liền thủ đô và Thiên Tân. Theo Bộ Giao thông vận tải, 4.194 chuyến tàu cao tốc đã được thực hiện vào cuối năm 2022.
Trung Quốc dự kiến có 165.000 km đường sắt hoạt động vào năm 2025, trong đó 50.000 km là đường sắt cao tốc. Con số 165.000 km tương đương với 4 lần vòng quanh xích đạo. 711 tỷ nhân dân tệ (100 tỷ USD) đã được đầu tư vào lĩnh vực đường sắt trong năm 2022, trong khi ngành hàng không chỉ nhận được gói hỗ trợ trị giá 123 tỷ nhân dân tệ.
Tàu cao tốc, đa phần do CRRC (một trong những nhà sản xuất tàu hỏa lớn nhất thế giới) sản xuất, thường được chia thành 3 khoang: hạng hai, hạng nhất và hạng thương gia. Nhiều ghế ngồi có thể chuyển đổi thành giường. Hành khách cũng có thể di chuyển giữa các phòng dịch vụ.
“Bạn thậm chí có thể hút thuốc vài phút ở mỗi điểm dừng”, Song nói.
Theo Bloomberg, quá trình đặt vé tàu cao tốc ngày càng trở nên dễ dàng. Trước đây, vé chỉ sẵn vài ngày trước khi khởi hành và phải mua trực tiếp tại các nhà ga. Người dân phải xếp hàng rất lâu, thậm chí qua đêm, để có thể giành được 1 chỗ trên tàu.
Hiện tại, vé tàu cao tốc hiện có thể được mua trực tuyến thông qua nền tảng 12306 của Tập đoàn Đường sắt Quốc gia. Công dân Trung Quốc chỉ cần quẹt chứng minh nhân dân đã có thể lên tàu.
Thời điểm Bắc Kinh gỡ bỏ các lệnh hạn chế liên quan đến COVID-19, lưu lượng hành khách cải thiện hơn rất nhiều. Guo Qing, giám đốc điều hành của Embraer China, cho biết ở Trung Quốc, một số nơi vẫn ưu ái chọn máy bay thay vì đi tàu cao tốc.
“Lựa chọn duy nhất để tới những khu vực xa xôi, ít dân cư là máy bay”, Guo nói và cho biết phần lớn sân bay nằm trong kế hoạch xây dựng của Trung Quốc đều được đặt ở Tây Tạng và Tân Cương.
Nhiều công ty đang khuyến khích nhân viên đi tàu thay vì đi máy bay. Xu hướng flygskam, tức từ chối di chuyển bằng đường hàng không vì lý do môi trường, đang dần thịnh hành.
“Ngày càng nhiều du khách chuyển sang đường sắt để đi du lịch nội địa”, Calvin Xie, người đứng đầu công ty quản lý du lịch kinh doanh FCM Travel nói. “Mọi người cảm thấy việc di chuyển bằng đường sắt sẽ hiệu quả hơn. Nó luôn đúng giờ. Mọi người có thể truy cập Internet để làm việc nữa chứ”.
Được biết, Trung Quốc là quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. Trong số 10 tàu nhanh nhất thế giới, có tới 4 tàu đến từ đại lục.
Hiện chính phủ đang lên kế hoạch kết nối mọi thành phố lớn và trung bình bằng hệ thống đường sắt cao tốc vào năm 2035. Để làm được điều đó, nước này cần tăng gần gấp đôi chiều dài mạng lưới hiện có, song song với việc xây dựng cầu, đường hầm và nhà ga.
Theo SCMP, hệ thống đường sắt cao tốc luôn được chính phủ và cả các công ty nước ngoài ưu ái hậu thuẫn. Hợp đồng sẽ được ký kết với điều kiện các công ty phải chịu trách nhiệm lắp ráp tàu và đào tạo chuyên môn cho kỹ sư Trung Quốc.
Theo WSJ, tuyến đường sắt cao tốc bận rộn nhất Trung Quốc (Bắc Kinh – Thượng Hải) hiện có tàu chạy với vận tốc 349 km/h. Để so sánh, con tàu chạy nhanh nhất Acela Express của công ty vận tải đường sắt Amtrak, Mỹ có vận tốc chỉ 241 km/h.
Theo: Bloomberg, SCMP
Nhịp Sống Thị Trường