Trung Quốc nhá hàng độc nhất thế giới: Vừa ra mắt đã chốt đơn ào ào, phải tăng tốc sản xuất hàng loạt
Trung Quốc phải mất 15 năm để nghiên cứu và cho ra "siêu phẩm bán đắt như tôm tươi" hiện nay.
- 22-11-2023Huyện ở Trung Quốc phạt tiền hành vi ngồi xổm khi ăn và không dọn nhà
- 22-11-2023Trung Quốc đưa ra án phạt với Foxconn, điều bất ngờ nằm ở số tiền
- 22-11-2023Kết cục bi thảm của trùm bất động sản Trung Quốc từng vung tiền mua đất nhờ vay ngân hàng, nợ đến 63 tỷ USD chưa thể trả
Đầu tiên trên thế giới
Vào ngày 19/11, tại Hội chợ công nghệ cao Trung Quốc lần thứ 25 ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã trình làng mẫu máy bay không người cánh cố định, gồm hai bộ cánh song song và có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng.
Theo CGTN, đây là dòng sản phẩm đầu tiên trên thế giới thuộc dòng này và được thiết kế và sản xuất độc lập bởi Viện Quang học, Cơ học và Vật lý Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Nó có hai bộ cánh cố định và nhiều cánh quạt.
Nhóm nghiên cứu từ Viện Trường Xuân đã làm chủ tất cả các công nghệ cốt lõi của mẫu máy bay này, từ hệ thống truyền động, tổng hợp thông tin đa cảm biến cho đến hệ thống, thuật toán điều khiển bay.
Mẫu máy bay đạt được khả năng cất hạ cánh trong điều kiện nhiệt độ thấp, âm 40 độ C, gió mạnh lên tới cấp 7 và hoạt động ở độ cao 5.500m, do đó phá vỡ một số giới hạn hiệu suất đối với máy bay không người lái thông thường.
"Với hai bộ cánh, mẫu máy bay không người lái này có thể cất hạ cánh thẳng đứng hoàn hảo mà không cần chạy đà hoặc cần đến đường băng, điều này đã nâng cao đáng kể sự thuận tiện khi sử dụng máy bay", Liao Dongpo, một nhân viên của viện nghiên cứu cho biết.
"So với máy bay không người lái cánh cố định thông thường, kích thước của mẫu máy bay không người lái mới đã giảm từ 4 đến 5 lần".
Mẫu máy báy không người lái mới của Trung Quốc hoạt động bằng pin lithium. Các cánh quạt cung cấp lực đẩy hướng lên khi cất cánh theo phương thẳng đứng và lực đẩy ngang khi bay. Hiệu suất năng lượng cao đã giúp mẫu này có khả năng chịu tải tốt và tuổi thọ pin dài.
"Tổng trọng lượng và tải trọng của mẫu này có thể đạt tới 50 kg. Khối lượng hàng hóa khoảng 17 đến 18 kg và thời gian bay là khoảng 4 giờ".
'Mười năm mài kiếm'
Chia sẻ với báo chí sau màn ra mắt thành công vào ngày 22/11, Bạch Việt, trưởng nhóm nghiên cứu khoa học của dự án, cho biết, toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển mẫu máy bay không người lái mới nhất này kéo dài 15 năm, có thể được ví với câu "mười năm mài kiếm", ý chỉ nhiều năm khổ luyện, nghiên cứu.
Ông cho rằng, đường băng giống như sợi dây buộc máy bay, điều này hạn chế rất nhiều sự thuận tiện khi sử dụng. Việc cất và hạ cánh thẳng đứng giải quyết hoàn hảo vấn đề này. Hơn nữa, so với máy bay cánh cố định thông thường, mẫu mới của Trung Quốc chiếm ít không gian hơn. Nó nhỏ hơn và có độ bền cao hơn máy bay nhiều cánh quạt, cho phép hoàn thành các nhiệm vụ giám sát và trinh sát lâu hơn.
Trong những năm gần đây, Cát Lâm, một cơ sở công nghiệp cũ ở Đông Bắc Trung Quốc, đang tìm kiếm động lực mới để hồi sinh và phát triển. Trong bối cảnh ngành công nghiệp máy bay không người lái phát triển nhanh chóng, Cát Lâm cũng đang tích cực triển khai và đưa ra một số giải pháp chính sách hỗ trợ. Vào năm 2021, Bạch Việt đã lãnh đạo nhóm thành lập công ty để tham gia nghiên cứu, phát triển và sản xuất máy bay không người lái hoàn chỉnh.
Máy bay không người lái hai bộ cánh cố định cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng có thể được sử dụng rộng rãi trong các yêu cầu nhiệm vụ đường dài khác nhau như cứu hộ khẩn cấp, kiểm tra đường dẫn năng lượng, giám sát nông lâm nghiệp, khảo sát và lập bản đồ v.v....
Bạch Việt cho biết, công ty ông có thể sản xuất 3.000 chiếc mẫu này mỗi năm và hiện đơn đặt hàng đang đổ về ào ào cũng như xuất hiện nhiều khách hàng tiềm năng khiến công ty phải gia tăng sản xuất hàng loạt.
"Sản phẩm của chúng tôi là sự bổ sung tốt cho thị trường máy bay không người lái hiện tại của Trung Quốc và triển vọng thị trường cũng rất tốt".
Không phải ngẫu nhiên mà mẫu máy bay không người lái bán chạy này lại ra đời ở Cát Lâm. Tỉnh này không chỉ có một số lượng lớn các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học và mà còn xây dựng các nền tảng công nghiệp như Khu triển lãm Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Khu công nghiệp UAV.
Tính đến năm 2020, Cát Lâm có hơn 130 công ty máy bay không người lái và các sản phẩm của họ đã hình thành các kịch bản ứng dụng quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp, quản lý khẩn cấp, bảo vệ sinh thái và các lĩnh vực khác.
Bạch Việt cho biết, các thành phần của máy bay không người lái cánh cố định có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng về cơ bản đến từ Cát Lâm. Ví dụ, sợi carbon được sử dụng để chế tạo thân máy bay được sản xuất bởi công ty TNHH Sợi hóa học Cát Lâm. Ngoài ra, nền tảng sản xuất mạnh mẽ của địa phương và công nhân công nghiệp lành nghề cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho việc sản xuất hàng loạt máy bay không người lái một cách nhanh chóng.
Ông này khẳng định, hiện tại, ngành công nghiệp máy bay không người lái của Trung Quốc đã phát triển thành một khu vực có quy mô lớn và có hệ thống, tập trung chủ yếu ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Thành Đô, Tứ Xuyên và khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc.
Đời sống & pháp luật