Bùng nổ ‘cơn sốt vàng’ mới, một quốc gia mong muốn trở thành siêu cường, tham vọng cạnh tranh với Trung Quốc ở một lĩnh vực quan trọng
Quốc gia này kỳ vọng sẽ “một bước vươn xa hơn” trên bản đồ kinh tế thế giới nhờ “cơn sốt các loại khoáng sản quan trọng”.
- 21-11-2023Không phải chứng khoán hay BĐS, trào lưu đầu tư mới nở rộ ở trung tâm tài chính hàng đầu thế giới
- 21-11-2023Giá nhà mới ở thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới vừa chạm đáy 6 năm, chỉ còn 35 triệu đồng/m2
- 21-11-2023Di chuyển trong nước, 'mềm mượt như tơ', thế giới ngỡ ngàng trước ‘mặt hàng hiếm’ chỉ vài quốc gia sở hữu, chấp nhận chi hàng trăm triệu để mua báu vật tự nhiên này
Kinh tế Australia đã phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều đột phá trong hai thế kỷ qua, từ “cơn sốt vàng” những năm 1850 đến “cơn sốt than và quặng sắt” những năm 1970 và sự “bùng nổ” khí đốt đầu những năm 2000.
Thời gian gần đây, nước này kỳ vọng trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới nhờ các khoáng sản quan trọng, cần thiết cho cuộc cách mạng năng lượng sạch trên toàn cầu. Theo The Sydney Morning Herald, có nhiều dự đoán cho rằng doanh thu xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản như lithium, cobalt và các nguyên tố đất hiếm của Australia sẽ vượt qua xuất khẩu than vào năm 2028.
Tuy nhiên, con đường này cũng có nhiều trở ngại. Sức ảnh hưởng quy mô lớn trên thị trường của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho Australia và một số quốc gia khác. Mặc dù Australia sản xuất khoảng một nửa quặng lithium của thế giới nhưng nước này gửi gần như toàn bộ số đó, lên tới 97% sang Trung Quốc để tinh chế.
“Mỏ vàng” quan trọng của Australia
Khoáng sản quan trọng là những loại cần thiết cho công nghệ, nền kinh tế, anh ninh quốc gia,... Và Australia sở hữu các loại khoáng sản quan trọng có thể kể đến như lithium, niken, cobalt, mangan và than chì (những chất cần thiết trong sản xuất pin), cũng như các nguyên tố đất hiếm để tạo ra nam châm vĩnh cửu được ứng dụng trong turbine gió và xe điện.
Theo The Sydney Morning Herald, nhu cầu các loại khoáng sản trên được dự báo sẽ tăng vọt trong vài thập kỷ tới. Xe điện cần lượng khoáng sản gấp 6 lần so với xe thông thường. Các turbine gió ngoài khơi thì đòi hỏi nguồn tài nguyên khoáng sản lớn gấp 13 lần so với một nhà máy điện sử dụng khí đốt có quy mô tương tự.
Theo Viện Grattan, Australia sở hữu 27% tổng trữ lượng lithium, 22% trữ lượng niken và 21% trữ lượng cobalt trên toàn thế giới. Trong một báo cáo đầu năm 2023, Viện Grattan cho biết nhu cầu lithium dự kiến sẽ tăng tới 41 lần vào năm 2040, trong khi trị giá toàn thị trường của niken và cobalt dự kiến cũng sẽ tăng 30 lần. Báo cáo nhấn mạnh rằng lithium, niken và cobalt sẽ mang lại cơ hội kinh tế to lớn cho Australia.
Thách thức và cơ hội
Chuyển đổi xanh là một hành trình dài hạn và quan trọng. Các chuyên gia cho rằng sự mở rộng đầu tư của chính phủ có thể giúp Australia có lợi thế trong cuộc đua giành thị phần khoáng sản quan trọng trên toàn cầu hiện nay.
Mặt khác, phó giáo sư John Mavrogenes, chuyên gia địa chất kinh tế tại đại học quốc gia Australia nhận định rằng, việc nước này có thể phá vỡ sự thống trị của Trung Quốc trong thời gian ngắn là một điều khó xảy ra. Hầu hết lithium và đất hiếm mà Australia khai thác đều được chuyển ra nước ngoài, sau đó là tới Trung Quốc. Quốc gia tỷ dân đã vươn rất xa về sản xuất nam châm và pin so với thế giới.
Tuy nhiên, Australia lại có một lợi thế “không thể bỏ qua” là sở hữu trữ lượng khoáng sản quan trọng khá lớn. Mỏ đất hiếm Mt Weld ở Tây Australia, thuộc sở hữu của công ty Lynas Rare Earths, cũng “khủng” tương tự các mỏ khác trên thế giới. Australia có thể khai thác mỏ này trong 100 năm. Nếu có thể sản xuất ra nam châm từ mỏ này, Australia có thể sẽ trở thành siêu cường trong kinh doanh.
Chính phủ của Thủ tướng Albanese cũng sẽ tập trung nguồn ngân sách hỗ trợ trị giá 4 tỷ AUD cho các công ty đã thành lập và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất khoáng sản quan trọng, thay vì hỗ trợ các dự án ở giai đoạn phát triển. EU cũng đã thành lập một quỹ tương tự như Australia là Quỹ Nguyên liệu thô châu Âu, với kinh phí tài trợ hơn 2,1 tỷ USD, nhằm tăng cường nguồn cung mới đối với các khoáng sản quan trọng.
Tham khảo The Sydney Morning Herald
Nhịp Sống Thị Trường
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản
- Không phải Trung Quốc, quốc gia này mới là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ
- Nền kinh tế được dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong 3 năm tới mạnh đến mức nào: Không tạo ra phép màu kinh tế từ sản xuất, đây mới là 3 trụ cột định hình số phận 1,4 tỷ dân