Mang quà của người hâm mộ tặng mình đi thẩm định, nữ blogger "hét giá" hơn 1,6 tỷ đồng và nhận cái kết chưng hửng
Nữ blogger cho biết, dựa vào thông tin cô thu thập được, giá của 4 bức tranh này phải là 500.000 NDT (hơn 1,6 tỷ đồng), nếu là bút tích thật của họa gia nổi tiếng thì con số phải tăng lên gấp nhiều lần.
- 30-07-2023Phía sau danh hiệu thủ khoa
- 30-07-20233 loại hạt bổ dưỡng giúp nhuận tràng, phòng chống ung thư nhưng thường bị bỏ đi
- 30-07-2023Người Nhật rộ lên sở thích ăn côn trùng: Trào lưu nhất thời hay xu hướng của tương lai?
Chương trình thẩm định cổ vật ở Trung Quốc thu hút rất nhiều người đam mê sưu tầm đồ cổ đến tham gia. Bởi lẽ tại đây quy tụ vô số “trân châu bảo ngọc, đồ quý hiếm lạ”.
Ngoài người sưu tầm có sự yêu thích và kiến thức nhất định về cổ vật cũng như lịch sử liên quan, có không ít người đến tham gia chỉ vì mục đích muốn nhờ chuyên gia kiểm tra thật giả và định giá cho món đồ của mình. Từ đó, có người phát tài chỉ sau một đêm, cũng có người chưng hửng tiếc nuối vì mua phải đồ giả…
Nhưng trường hợp đặc biệt hơn cả có lẽ là nữ blogger dưới đây.
Một nữ blogger khá có tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc mang món quà mà người hâm mộ đã tặng nhân dịp sinh nhật đến tham gia chương trình thẩm định cổ vật, bảo vật.
Nữ blogger chia sẻ, trước đó, cô đã lên mạng tra cứu và biết món quà ấy là tranh của họa gia Tề Bạch Thạch, vô cùng trân quý. Theo thông tin, tranh của Tề Bạch Thạch từng được bán đấu giá vào năm 2016 với số tiền hơn 200 triệu NDT (hơn 662 tỷ đồng) - một con số trên trời. Qua đó mới thấy, sự hâm mộ của người tặng dành cho nữ blogger to lớn đến mức nào.
Được biết, Tề Bạch Thạch, tên thật Tề Thuần Chi, là một họa sĩ, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu, sự vật trong tranh được khắc họa sinh động, hồn nhiên, bố cục mới mẻ.
Kế tiếp, cô gái mang tranh của Tề Bạch Thạch ra cho khán giả và chuyên gia chiêm ngưỡng. Đó là bộ 4 bức tranh cổ sử dụng bút pháp tả ý, đường nét đơn giản nhưng vô cùng sống động. Sinh nhật được tặng tranh cổ, thật sự khiến người khác vừa kinh ngạc vừa ngưỡng mộ!
Nữ blogger cho biết, dựa vào thông tin cô thu thập được, giá của 4 bức tranh này phải là 500.000 NDT (hơn 1,6 tỷ đồng), nếu là bút tích thật của Tề Bạch Thạch thì con số phải tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, sự thật của bộ tranh này cần phải nhờ đến chuyên gia thẩm định.
Chuyên gia nhận tranh và kiểm tra kỹ lưỡng. Họ nói trong trường quay rằng, Tề Bạch Thạch là vị họa sĩ vô cùng đặc biệt, danh tiếng vang dội, nhất là vào những năm 1950. Người Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ cũ hầu như ai cũng biết đến họa gia này. Do đó, những ai chơi đồ cổ, am hiểu về tranh cổ, đều biết tranh của ông bị làm giả nhiều vô số kể.
Nói đến đây, nữ blogger bắt đầu lo lắng. Mặc dù cô không quá quan trọng với việc thật giả của bộ tranh mình mang đến. Nhưng dù sao đồ thật vẫn hơn, nếu biết là đồ giả thì thất vọng là chuyện không thể tránh khỏi.
Chuyên gia phân tích:
Bộ tranh này được gọi là “Tứ khai”, thuộc tập tranh vẽ hoa của Tề Bạch Thạch. Bên trên có bút ký rõ ràng, còn có con dấu. Nổi bật là dấu hiệu của tiệm tranh sách cổ, có thể thấy bộ tranh này được giao dịch từ rất lâu về trước. Vậy những điều này có chứng tỏ bộ tranh là hàng thật không? Không thể!
Không cần phải dùng công cụ chuyên dụng cũng có thể nhận biết được. “Huyền cơ” đều nằm trên mặt tranh, từng đường nét ý vị đều có thể vạch trần thật hay giả.
Trong tác phẩm của Tề Bạch Thạch, không phải mỗi đường nét đều tinh tế, hầu hết là tùy ý tùy tiện, thậm chí còn có nét sai lệch. Đây mới là đồ thật.
Nếu tác phẩm quá chỉn chu, ngay cả nét sai lệch cũng thô cứng, máy móc, không có một chút tùy tiện nào thì đương nhiên đây là cố ý vẽ ra, chứ không phải bút tích của họa gia. Vậy nên chắc chắc là đồ giả.
Do đó, mỗi đường bút, tạo hình, chủ đề, màu sắc… đều là căn cứ để thẩm định tranh.
Bộ tranh của cô gái bao gồm 4 bức, trong đó một vẽ cá, một vẽ nhạn lai hồng (cây dền cảnh) và bướm, còn có một bức vẽ hoa mộc lan và ong, bức còn lại là lá phong. Qua đó, nét bút, cách dùng mực, tạo hình… đều là giả. Vì đường nét quá cứng nhắc, cẩn thận từng li từng tí. Đây hoàn toàn là dấu hiệu của một bức tranh giả thường được bán trên thị trường đồ cổ.
Chuyên gia còn nói đùa thêm: “Thật sự sai lầm khi chọn tranh của Tề Bạch Thạch để làm giả, bút pháp của ông không phải ai cũng có thể bắt chước được, nó không theo bất kỳ nguyên tắc hội họa nào cả, mà là trong vô ý lại có ý tứ”.
Biết được sự thật, nữ blogger nói mặc dù cô có hơi thất vọng nhưng vẫn sẽ trân quý bộ tranh này và sẽ trưng bày chúng trong nhà. Bởi lẽ đây là tâm ý của người hâm mộ dành cho cô.
Cuối cùng, nữ blogger nói cảm ơn các chuyên gia và chương trình, sau đó mang tranh của mình về.
Phụ nữ số