Mạnh tay chi 300 tỷ đồng mua đứt 3.000m2 "đất vàng" phố Cổ, “đế chế” làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi đang kiếm tiền ra sao?
Vừa mạnh tay chi 300 tỷ đồng mua khu đất 3.000 m2 tại 36 Tuệ Tĩnh (Hà Nội) để xây cơ sở chính, doanh nghiệp đứng sau “đế chế” làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi có tổng lãi ròng 3 năm gần nhất ở mức 543,4 triệu đồng.
- 26-12-2023Vợ chồng Hàn Quốc mở trung tâm gia sư ở Việt Nam: Nhắm thu 13 triệu USD/năm, Shark Hùng Anh hạ định giá còn 1/10
- 26-12-2023DN cung cấp giấy ăn cho Vinhomes, Trung Nguyên gọi vốn triệu USD: 'Các Shark cứ đứng ở Nhà Thờ Đức Bà, nhìn thấy nóc của tòa nhà nào thì tòa nhà đó là khách hàng của Thế Giới Giấy'
- 26-12-2023Startup đầu tiên được Shark Minh Beta rút Vé Vàng: Tuyên bố đánh bại "một đối thủ Trung Quốc cực kỳ lớn" tại Việt Nam, cam đoan tivi đã lỗi thời so với máy chiếu mini
Mới đây, vào tháng 10/2023, “đế chế” làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi vừa chính thức khai trương cơ sở chính trên khuôn viên rộng đến 3.000 m2 tại số 36 Tuệ Tĩnh, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Trước đó không lâu, vào tháng 6/2023, để dọn đường cho việc khai trương cơ sở chính, doanh nghiệp đứng sau thương hiệu làm đẹp này là Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Trường Giang do bà Đặng Thanh Hằng làm Chủ tịch HĐQT đã thay đổi đăng ký doanh nghiệp tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng đồng thời chuyển trụ sở đăng ký từ 228 Bà Triệu về 36 Tuệ Tĩnh.
Theo các thông tin công bố, để sở hữu khu đất rộng 3.000 m2 xây cơ sở chính tại 36 Tuệ Tĩnh nhằm ổn định hoạt động và tạo tài sản tích lũy cho thế hệ sau, doanh nghiệp của Chủ tịch Đặng Thanh Hằng đã phải chi ra khoảng 300 tỷ đồng.
Lãi ròng khiêm tốn
Là tên tuổi khá nổi tiếng trên thị trường chăm sóc sắc đẹp nhưng ít ai biết rằng "đế chế" làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi là thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Trường Giang. Doanh nghiệp được thành lập ngày 3/12/2009.
Theo các thông tin giới thiệu công khai, Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Trường Giang là 1 trong 5 công ty thành viên của Thanh Hằng Group - Tập đoàn được thành lập và điều hành bởi bà Đặng Thanh Hằng, một doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.
Dù mới mạnh tay chi hàng trăm tỷ mua đất xây cơ sở chính tại phố cổ Hà Nội và được giới thiệu là đã có lịch sử 35 năm kinh doanh và 13 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cũng như đang có cơ sở hoạt động tại cả Hà Nội và TP. HCM nhưng bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp đứng sau “đế chế” Thanh Hằng Beauty Medi lại khá khiêm tốn.
Theo đó, trong 3 năm gần đây, dù có tổng tài sản tăng liên tục từ hơn 170 tỷ đồng (2020) lên hơn 203 tỷ đồng (2021) và 258 tỷ đồng (2022) nhưng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đứng sau “đế chế” làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi lại sụt giảm từ lần lượt từ 101,3 tỷ đồng (2020) xuống 94,6 tỷ đồng (2021) và 79,7 tỷ đồng (2022).
Cùng với diễn biến trái chiều của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nói trên thì nợ phải trả của doanh nghiệp đứng sau "đế chế" làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi lại cho thấy chiều hướng tăng mạnh trong 3 năm qua.
Cụ thể, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng từ mức 69,1 tỷ đồng (2020) lên 109 tỷ đồng (2021) và hơn 178 tỷ đồng (2022) chiếm gần 70% tổng tài sản của doanh nghiệp.
Về kết quả kinh doanh, doanh nghiệp đứng sau “đế chế” làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi có doanh thu thuần trong 3 năm gần nhất lần lượt ở mức hơn 51 tỷ đồng (2020), 31,6 tỷ đồng (2021) và hơn 115 tỷ đồng (2022).
Về lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đứng sau “đế chế” làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi có lợi nhuận gộp lần lượt ở mức 10,9 tỷ đồng (2020); 1,2 tỷ đồng (2021) và 15,7 tỷ đồng (2022).
Đáng chú ý, sau khi trừ đi các khoản chi phí, khoản lãi ròng sau thuế của doanh nghiệp khá khiêm tốn lần lượt ở mức hơn 251,6 triệu đồng (2020); 56 triệu đồng (2021) và 235,8 triệu đồng (2022).
Doanh nghiệp đang thế chấp cả thiết bị làm đẹp và ô tô
Liên quan đến hoạt động tín dụng, giai đoạn 2020 - 2022, các dữ liệu công khai cho thấy, doanh nghiệp đứng sau “đế chế” làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi cũng thường xuyên đem các tài sản của mình, trong đó có cả các thiết bị làm đẹp đi thế chấp tại các ngân hàng.
Cụ thể, tháng 3/2021, doanh nghiệp đã sử dụng 02 Máy điều trị sóng siêu âm hội tụ ULTRAFORMER III làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ cho thuê tài chính với Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Quốc tế Chailease.
Trước đó,vào tháng 7/2020, doanh nghiệp đã sử dụng 1 xe ô tô nhãn hiệu Mitsubishi Pajero và 1 xe ô tô nhãn hiệu Honda CRV làm tài sản bảo đảm cho khoản vay tại chi nhánh ngân hàng Indovina Hà Nội.
Đến tháng 2/2021, doanh nghiệp tiếp tục sử dụng 1 xe ô tô nhãn hiệu Mitsubishi Pajero làm tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Quang Trung.
Vào tháng 4/2022, doanh nghiệp sử dụng 1 xe ô tô Volvo XC60 B6 làm tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan - chi nhánh TP. HCM.
Mới đây nhất, vào tháng 2/2023, doanh nghiệp đứng sau “đế chế” làm đẹp Thanh Hằng Beauty Medi cũng sử dụng 1 ô tô nhãn hiệu KIA làm tài sản bảo đảm Ngân hàng VPBank - chi nhánh Thăng Long.
Nhịp sống thị trường