Mark Zuckerberg doạ đóng cửa Facebook, Instagram tại châu Âu, đại diện EU nói luôn: 'Cuộc sống sẽ tốt hơn nhiều khi không có Facebook'
Đại diện Facebook cho biết nếu không được chuyển dữ liệu về Mỹ, Facebook và Instagram có thể biến mất tại châu Âu. Tuy nhiên, trước động thái của Meta, đại diện EU khẳng định đầy cứng rắn về sự tồn tại của mạng xã hội lớn này.
- 07-02-2022Facebook vừa có một quý tệ nhất từ trước đến nay nhưng phản ứng của CEO Mark Zuckerberg mới khiến người ta thất vọng - sai lầm cơ bản mà bất cứ CEO nào cũng cần tránh
- 05-02-2022Câu nói của Mark Zuckerberg khiến cả đế chế Facebook chao đảo, thổi bay 250 tỷ USD vốn hóa trong tích tắc: TikTok đang phát triển quá nhanh!
- 03-02-2022Siết quản lý, thu thuế từ Google, Facebook, Youtube
Trong báo cáo thường niên công bố tuần trước, Meta đưa ra hàng loạt cảnh báo, trong đó có vấn đề dữ liệu tại châu Âu. Cụ thể, nhà chức trách châu Âu đang soạn thảo quy định mới, quản lý cách dữ liệu của công dân châu Âu được chuyển qua Đại Tây Dương.
Hiện nay, Meta đang xử lý dữ liệu trên cả máy chủ đặt tại Mỹ và châu Âu. Hoạt động này đặc biệt quan trọng với quảng cáo mục tiêu và các doanh nghiệp sử dụng các nền tảng của mạng xã hội này. Song, quy định mới của châu Âu muốn yêu cầu doanh nghiệp thu thập dữ liệu người dùng châu Âu phải lưu trữ và xử lý dữ liệu đó trên máy chủ châu Âu.
Meta, công ty mẹ Facebook và Instagram, cho rằng, nếu việc truyền dữ liệu mới xuyên Đại Tây Dương không được thông qua, họ không thể tiếp tục dựa vào các điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn (SCC) hoặc các phương tiện truyền dữ liệu thay thế từ châu Âu đến Mỹ. Vì vậy, công ty có thể không cung cấp được một số sản phẩm và dịch vụ quan trọng nhất, bao gồm Facebook và Instagram, tại châu Âu. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và gây bất lợi đến điều kiện kinh doanh, tài chính và kết quả hoạt động.
Người phát ngôn của Meta khẳng định, họ không muốn và không có kế hoạch rút khỏi thị trường châu Âu. Tuy nhiên, thực tế đơn giản là Meta, cũng như nhiều doanh nghiệp, tổ chức và dịch vụ khác, đều dựa vào truyền dữ liệu giữa châu Âu và Mỹ để vận hành các dịch vụ toàn cầu.
Tháng 8/2020, Ủy ban Bảo vệ dữ liệu (DPC) Ireland từng gửi lệnh sơ bộ đến Facebook, yêu cầu dừng chuyển dữ liệu từ châu Âu sang Mỹ, theo Thời báo Phố Wall. Thời điểm đó, Nick Clegg, Phó Chủ tịch phụ trách Truyền thông và các vấn đề toàn cầu của Facebook, viết trên blog rằng, ủy ban đã tiến hành điều tra về việc chuyển giữa liệu giữa Mỹ - châu Âu và gợi ý không sử dụng SCC cho hoạt động này.
DPC Ireland được dự đoán sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào nửa đầu năm 2022. Nếu không thể dùng SCC làm cơ sở pháp lý cho việc chuyển dữ liệu, Facebook sẽ phải loại bỏ phần lớn dữ liệu mà họ thu thập từ người dùng tại đây. DPC có thể phạt Facebook tối đa 4% doanh thu thường niên hoặc 2,8 tỷ USD nếu công ty không chấp hành.
Hiện tại, theo Bloomberg, cả Mỹ và châu Âu đều đang mắc kẹt trong các cuộc đàm phán về kế hoạch "thay thế cho hiệp định chuyển dữ liệu xuyên Đại Tây Dương mà hàng nghìn công ty đang phụ thuộc vào." Tuy nhiên, hiệp định này lại bị Tòa án Công lý châu Âu bác bỏ vào năm 2020" vì các mối lo ngại rằng dữ liệu của công dân không an toàn" khi chúng được chuyển sang Mỹ.
Trong tuyên bố của mình, công ty cho biết rằng họ sẽ "khó có thể cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ quan trọng nhất của mình, bao gồm cả Facebook và Instagram, ở châu Âu."
"Chúng tôi tuyệt đối không có mong muốn hay kế hoạch rút khỏi châu Âu, nhưng một thực tế đơn giản là Meta và nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan khác, dựa vào việc chuyển giao dữ liệu giữa EU và Mỹ để triển khai các dịch vụ toàn cầu." Đại diện Meta cho biết trong tuyên bố của mình.
Thay vì e ngại hay tìm cách trì hoãn, các quan chức hàng đầu của Pháp, Đức đã lập tức dội gáo nước lạnh lại vào lời đe dọa này của Meta.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, ông đã không dùng Facebook và Twitter trong suốt 4 năm qua do tài khoản của mình bị hack và kể từ đó ông cảm thấy "cuộc sống thật tuyệt vời". Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire còn bổ sung rằng ông có thể "xác nhận cuộc sống rất tốt đẹp khi không có Facebook" và rằng "chúng tôi có thể sống rất tốt mà không cần Facebook".
Ông Le Maire còn nhấn mạnh rằng, các công ty công nghệ lớn phải "hiểu rằng châu Âu sẽ chống lại và khẳng định chủ quyền của mình". Ông Habeck bổ sung thêm rằng EU "là một thị trường nội bộ lớn với sức mạnh kinh tế lớn đến mức nếu chúng tôi hành động thống nhất chúng tôi sẽ không bị đe dọa bởi những điều như thế này."
Tham khảo: 9to5Mac, CNBC