MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mất chưa đến 10 phút/ngày nhưng điều này sẽ khiến bạn trở nên giàu có trong tương lai, hãy thức thời nếu còn muốn thành "trang tuấn kiệt"

01-06-2024 - 16:15 PM | Sống

Tiết kiệm tiền là thành quả của nỗ lực kiểm soát các thói quen chi tiêu hàng ngày.

Đừng nghĩ rằng tiết kiệm tiền là quá trình tích lũy và hành động trong dài hạn. Mà thực tế, đôi khi bạn chỉ cần thay đổi một vài thói quen hàng ngày là thành quả tiết kiệm nhanh chóng đạt được hiệu quả gấp bội.

Theo Business Insider, dưới đây 5 cách giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả, mà chỉ mất không dưới 10 phút hàng ngày, thậm chí tốn ít thời gian hơn.

1/ Đặt mục tiêu tiết kiệm cụ thể và có thể đạt được

Tại sao nhiều người nhanh chóng từ bỏ kế hoạch tiết kiệm tiền của mình? Một trong những nguyên nhân phổ biến là họ đặt mục tiêu tiết kiệm ngoài tầm với, vượt xa khả năng chi tiêu và thu nhập của mình.

Trước khi muốn tiết kiệm tiền, bạn hãy đặt mục tiêu tài chính của mình cụ thể hơn. Bạn muốn tiết kiệm để đi du lịch hay mua ô tô mới?... Sau khi biết được mục tiêu tiết kiệm của mình, hãy bắt đầu ước tính số tiền bạn cần đạt được và khung thời gian hoàn thành. Sau đó, bạn hãy xem lại tài chính của mình và đánh giá có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền mỗi tháng để hành trình đạt được mục tiêu rõ ràng hơn.

2/ Thiết lập chế độ tự động chuyển tiền lương vào tài khoản tiết kiệm

Ngay khi vừa nhận lương, điều đầu tiên bạn cần làm không phải là mua đồ "tự thưởng" mà hãy chuyển một phần thu nhập vào tài khoản tiết kiệm. Con số có thể là 1/4 hay 1/3 thu nhập và càng nhiều thì quỹ tiết kiệm càng lớn.

Hãy thay đổi một chút quan điểm của bạn về quỹ tiết kiệm nhé. Hãy xem quỹ tiết kiệm như một hóa đơn cần thanh toán hàng tháng.

Nói cách khác, chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm giống như một việc tiêu dùng hàng tháng hoặc khoản"trả nợ", như thế bạn sẽ càng có thêm trách nhiệm để mở rộng quỹ tiết kiệm. Trích một phần thu nhập hàng tháng vào quỹ tiết kiệm, cũng giống như bạn thanh toán hóa đơn của gia đình - đây là 1 việc cần làm và phải diễn ra từng tháng.

Mất chưa đến 10 phút/ngày nhưng điều này sẽ khiến bạn trở nên giàu có trong tương lai, hãy thức thời nếu còn muốn thành

Ảnh minh họa

3/ Rút tiền mặt để chi tiêu hàng tuần

Bạn dễ dàng chi tiêu quá mức khi quẹt thẻ tín dụng hay chuyển khoản, so với mua sắm bằng tiền mặt. Bởi lẽ khi đó, bạn không cảm nhận ảnh hưởng của đồng tiền mất đi nhanh chóng, so với việc tiền giấy bỗng dưng giảm sút trong ví.

Để tiết kiệm tiền, hãy lập thói quen đơn giản: Đầu tiên, bạn xác định số tiền mình sẽ chi tiêu trong 1 tuần, sau đó để đúng số tiền mặt này vào trong ví. Chẳng hạn, nếu tôi dự tính chỉ tiêu 1 triệu đồng/tuần cho tiền ăn uống, đi lại và khoản phát sinh dự trù, tôi sẽ ra máy ATM và rút đúng số tiền đặt vào ví tiền. Cuối tuần, tôi chỉ cần kiểm tra số tiền còn lại trong ví là biết mình có tiết kiệm đúng theo mục tiêu đề ra hay không.

Khi dùng thẻ tín dụng hay chuyển khoản, bạn mua sắm bốc đồng dễ dàng vì hành động trả thanh toán không tốn nhiều công sức. Nhưng việc phải rút tiền mặt trong ví, đồng thời cam kết cuối tuần phải giữ đúng số tiền mặt này sẽ tạo sức ép để bạn chi tiêu đúng cách.

4/ Thay thế app khuyến khích chi tiêu bằng app tiết kiệm

Ngày nay, có rất nhiều app khiến tôi tiêu dùng nhiều hơn mỗi ngày, nhưng ít app lại bảo tôi cần tiết kiệm. Nếu muốn sống trong mức khả năng của mình, bạn hãy xóa bớt ứng dụng mua sắm, chẳng hạn các sàn thương mại điện tử và app giao đồ ăn. Hãy tiết kiệm tiền bằng cách tận dụng đồ cũ, giảm bớt tần suất mua sắm và tự nấu ăn tại nhà.

Thay vào đó, bạn hãy tải các app theo dõi ngân sách cá nhân, ngày này chúng có nhiều và đều được phát hành miễn phí. Bằng cách tải những app này, bạn có thể biết tiền của mình đang đi đâu, từ đó tìm cách thay đổi chi tiêu của mình.

Mất chưa đến 10 phút/ngày nhưng điều này sẽ khiến bạn trở nên giàu có trong tương lai, hãy thức thời nếu còn muốn thành

Ảnh minh họa

5/ Chấp nhận khóa thẻ tín dụng nếu lỡ mua sắm quá đà

Chuyện ai đó lỡ mang khoản nợ lớn vì quá tay khi dùng thẻ tín dụng không phải câu chuyện xa lạ. Nếu bạn cảm thấy thẻ tín dụng đang khiến mình mang nợ, kích thích hoàn thành nhiều khoản tiêu dùng không cần thiết thì cũng là lúc, bạn cần "đóng băng" hình thức thanh toán này. Khi bạn cảm thấy mình đã làm chủ bản thân tốt hơn trong chi tiêu thì mới tính chuyện quay lại dùng thẻ tín dụng nhé!

Theo Business Insider 



Theo Nguyệt

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên