MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mất điện thoại, mất hết tiền trong ví điện tử, ngân hàng dù đặt nhiều mật khẩu: Chuyên gia cảnh báo thủ đoạn và 5 thao tác để tận dụng "thời điểm vàng" bảo vệ tài sản

27-10-2023 - 10:39 AM | Kinh tế số

Mất điện thoại, mất hết tiền trong ví điện tử, ngân hàng dù đặt nhiều mật khẩu: Chuyên gia cảnh báo thủ đoạn và 5 thao tác để tận dụng "thời điểm vàng" bảo vệ tài sản

Một khi điện thoại thông minh bị mất, người dùng không chỉ gặp nhiều bất tiện mà còn có nguy cơ rò rỉ quyền riêng tư cá nhân và thiệt hại tài sản.

Mất điện thoại, mất hết tiền trong ví điện tử, ngân hàng dù đặt nhiều mật khẩu: Chuyên gia cảnh báo thủ đoạn và 5 thao tác để tận dụng "thời điểm vàng" bảo vệ tài sản - Ảnh 1.

Tuy nhiên, nhiều người dùng cho rằng, việc thiết lập các biện pháp phòng vệ như khóa màn hình điện thoại di động, mật khẩu thanh toán, khóa vân tay… là đủ để bảo vệ tài sản.

Nếu điện thoại di động của họ bị đánh cắp, kẻ trộm sẽ chỉ lấy đi một “viên gạch” vô dụng, không thể xâm phạm quyền riêng tư và lấy tiền. Nhưng thực tế có phải như vậy không?

Mới đây, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, điện thoại di động của một người phụ nữ họ Vương (Bắc Kinh) bị mất trộm khi cô đang đi làm vào buổi sáng. Giống như nhiều người, cô cho rằng với nhiều mật khẩu trên điện thoại di động, kẻ trộm chỉ bán được "xác máy", nên chỉ mua một chiếc điện thoại di động mới.

Tuy nhiên, khi tải lại phần mềm, cô phát hiện ra toàn bộ số tiền trong WeChat và Alipay đã biến mất. Kiểm tra lịch sử, cô phát hiện những giao dịch này chỉ xảy ra trong vòng một một thời gian ngắn sau khi điện thoại bị mất.

Tại sao đặt nhiều mật khẩu vẫn mất tiền?

Liu Yan, Giám đốc sản phẩm Điện thoại di động Gionee, nói rằng nguyên nhân chính khiến điện thoại di động không an toàn dù đã bổ sung nhiều biện pháp bảo vệ khác nhau là do mật khẩu máy hoặc mật khẩu thanh toán do người dùng đặt tương đối đơn giản và yếu. Ngoài ra, tội phạm còn có thể đánh cắp hoặc thay đổi thông tin tài khoản thanh toán của người dùng bằng cách nhét sim điện thoại di động bị đánh cắp vào một điện thoại di động khác để nhận mã xác minh.

Ví dụ, đăng nhập vào ứng dụng ví điện tử yêu cầu hai điều kiện - mở khóa màn hình điện thoại và nhập mật khẩu đăng nhập. Khi đổi thẻ sim điện thoại di động của điện thoại di động A sang điện thoại di động B là đã vượt qua được khóa màn hình điện thoại di động thành công. Điều này cho thấy mật khẩu màn hình khóa không an toàn tuyệt đối.

Sau đó, kẻ gian mở ứng dụng, chọn Quên mật khẩu. Ứng dụng sẽ gửi SMS mã xác minh đến điện thoại di động B. Nhập mã xác minh để đặt lại mật khẩu. Như thế, tội phạm có thể sử dụng số điện thoại di động để kiểm tra thông tin cá nhân và thông tin ngân hàng của nạn nhân, từ đó đặt lại mật khẩu thanh toán và chuyển tiền.

Khóa SIM?

Nếu mật khẩu trên điện thoại chưa đủ để bảo vệ, khóa SIM có ổn không?

"Bạn có thể đặt mật khẩu thẻ SIM, tức là mã PIN, có thể bảo vệ tính bảo mật của thẻ SIM." Nhân viên dịch vụ khách hàng của China Mobile cho biết nếu người dùng đặt chức năng "cài mã PIN cho SIM", mỗi khi bật điện thoại sẽ xuất hiện thông báo, màn hình yêu cầu người dùng nhập mã PIN, chỉ sau khi nhập đúng thì điện thoại mới có thể sử dụng bình thường.

Nếu tội phạm nhập sai số nhiều lần liên tiếp, thẻ SIM sẽ bị khóa và các chức năng gọi điện cũng như gửi nhận tin nhắn sẽ không sử dụng được, nhờ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị mất tiền.

Tất nhiên, vẫn cần đặt mật khẩu màn hình khóa an toàn cho điện thoại, đặt khóa ứng dụng cho các ứng dụng quan trọng, không cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định, không kết nối WiFi từ nguồn không xác định, không tùy ý click vào các liên kết không xác định.

Nên làm gì nếu điện thoại bị mất?

Đôi khi, dù chúng ta đã thực hiện mọi biện pháp đề phòng nhưng không thể tránh khỏi việc bị kẻ trộm lợi dụng sơ hở. Khi bị mất điện thoại di động, chúng ta phải làm gì để giảm thiểu thiệt hại về tài sản?

Bước 1: Chen Yang, giám đốc An ninh mạng của Xiaomi, cho biết các loại điện thoại di động nên được kích hoạt chức năng tìm kiếm, và điện thoại có thể được khóa từ xa khi báo mất.

Bước 2: Sau đó, người dùng cũng có thể sử dụng điện thoại di động của người thân hoặc bạn bè để đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, ví điện tử của mình, cố tình nhập sai mật khẩu thật nhiều lần, các tài khoản sẽ bị đóng băng tạm thời.

Bước 3: Người dùng cần tranh thủ thời gian này để gọi cho tổng đài ngân hàng và các ứng dụng để trình báo sự việc, giúp bảo toàn tài sản.

Bước 4: Sau khi hoàn thành việc xử lý khẩn cấp trên, người dùng cũng nên đổi mật khẩu của các nền tảng mạng xã hội.

Bước 5: Cuối cùng là thông báo việc mất điện thoại di động cho người thân, bạn bè để tránh bị lừa.

Nhã Mi

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên