MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mặt tối của câu chuyện khởi nghiệp: Thành công chưa thấy, gia đình cho là "điên", nhân viên không hiểu, chi quá nhiều tiền để giữ mối quan hệ xã giao...

30-03-2019 - 22:37 PM | Sống

Khi bắt đầu một công việc starup, những điều bạn nghĩ đến và quan tâm nhất là gì? Liệu có phải là vốn, là mối quan hệ, là sản phẩm, khách hàng... hay không? Và liệu có mấy ai quan tâm đến việc khi trở thành một nhà sáng lập khởi nghiệp cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của mình sẽ phải đánh đổi những gì hay không?

Khi chúng ta nói về việc xây dựng các công ty khởi nghiệp, chúng ta thường nói rất nhiều về chi phí: chi phí nhân sự, chi phí vốn, chi phí cho mỗi lần mua lại và chi phí cơ hội. Thế nhưng tôi dám chắc rằng chẳng có mấy ai trong xã hội nói về một loại chi phí lớn nhất mà bản thân mỗi nhà sáng lập phải đối mặt đó chính là chi phí cảm xúc.

Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể đặt một giá trị số nào đó vào số vốn tình cảm mà chúng ta có trong ngân hàng. Số vốn đó bao gồm số lượng sức chịu đựng, số lượng cảm xúc tích cực, số lượng sức khỏe thể chất của bản thân ta thì liệu rằng sau khi khởi nghiệp cho đến lúc thành công, số vốn đó có còn nguyên vẹn như ban đầu hay không? Để xây dựng nên một công ty startup, các nhà sáng lập sẽ phải hy sinh tất cả vốn tài chính lẫn vốn cảm xúc để xây dựng nên các mối quan hệ, những sản phẩm, những khách hàng... và đó chính là cái giá phải đánh đổi cho một công việc khởi nghiệp.

Tuy nhiên, các nhà sáng lập khởi nghiệp không chỉ bỏ ra những chi phí cảm xúc mà họ còn phải học các quản lý chúng như thế nào. Có rất nhiều vấn đề ta phải đối diện trên con đường khởi nghiệp và không phải ở khía cạnh nào, mối quan hệ nào cũng làm ta cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ, chính vì vậy nên chi phí cảm xúc bỏ ra cho một công việc là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua.

Mặt tối của câu chuyện khởi nghiệp: Thành công chưa thấy, gia đình cho là điên, nhân viên không hiểu, chi quá nhiều tiền để giữ mối quan hệ xã giao... - Ảnh 1.

Chi phí cô đơn

Nếu trước khi khởi nghiệp, bạn đã từng làm tại một công ty thì có hai điều được xem là đương nhiên đó là đồng nghiệp và đối tác. Bạn xuất hiện, gặp gỡ những người mới, đi ăn trưa và tán gẫu về sếp, về nơi làm việc... và bạn thích những cuộc gặp gỡ, giao tiếp như vậy.

Khi trở thành một nhà sáng lập cũng giống như bắt đầu lại một công việc ở một nơi mới mẻ, mỗi bữa trưa bạn chỉ có một mình vì bạn không có đồng nghiệp hay nếu thỉnh thoảng có người dùng chung bữa thì cũng chỉ là những cuộc trò chuyện xã giao về công việc làm ăn, về quan hệ đối tác... Thật sự bạn sẽ rất cô đơn.

Là một nhà sáng lập bạn sẽ không thực sự có đồng nghiệp mà thay vào đó là nhân viên. Bạn không thể phàn nàn về sếp của mình bởi lẽ bạn đang chính là sếp. Và nếu may mắn, bạn có thể sẽ có vài người đồng nghiệp nhưng họ cũng chỉ là một người đồng sáng lập như bạn mà thôi, thật sự bạn cũng không thể chia sẻ hay trò chuyện một cách cởi mở như những người đồng nghiệp thông thường được.

Khi bạn về nhà, thậm chí bạn cũng chẳng thể bớt cô đơn hơn. Nếu gia đình hiểu được những gì bạn đang trải qua thì có lẽ sự cô đơn có thể vơi bớt phần nào. Nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp gia đình, người thân không hiểu con đường mà bạn đang bước đi, những gì mà bạn đang gánh chịu và đang trải qua, bởi lẽ đơn giản rằng họ không phải là một nhà sáng lập.

Mặt tối của câu chuyện khởi nghiệp: Thành công chưa thấy, gia đình cho là điên, nhân viên không hiểu, chi quá nhiều tiền để giữ mối quan hệ xã giao... - Ảnh 2.

Chí phí chờ đợi

Khi bạn bắt tay vào công việc startup cũng giống như việc bạn bắt đầu một chặng đua marathon đầy quyết liệt. Bạn thường không thể chờ đợi mà cứ liên tục chạy nước rút để hoàn thành những công việc, những nhiệm vụ đặt ra một cách nhanh chóng nhất.

Những chiến thẳng đầu tiên sẽ sớm đến trên chặng đua, tất cả mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ đến tuyệt vời. Nhưng sau đó, đích đến lại ngày một xa hơn bởi lẽ sau mỗi lần chiến thắng thì đích đến của bạn cũng thay đổi theo. Bạn sẽ mau chóng nhận ra rằng chặng đường tiếp theo không hẳn là một loạt chiến thắng mà sẽ là sự chờ đợi. Bạn có thể hình dung rằng, khi bạn mở một dịch vụ, khách hàng đầu tiên đến đăng ký cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chiến thắng lần đầu tiên, nhưng rồi sẽ mất bao lâu người thứ hai mới đến đăng ký, rồi người thứ ba và cả những người sau nữa? Đó chính là sự chờ đợi.

Tuần chuyển thành tháng, rồi tháng chuyển thành năm và bạn chợt nhận ra rằng mình vẫn đang chờ đợi một chiến thắng khác trên chặng đua khởi nghiệp.

Sẽ không có một ai nói với bạn rằng bạn sẽ phải chờ đợi trong bao lâu. Chi phí chờ đợi thường trầm trọng hơn tại bởi những kì vọng của chúng ta. Bạn sẽ không bao giờ mong đợi tốt nghiệp đại học trong vòng một năm vì bạn đã được thông báo là sẽ mất ít nhất tới 4 năm để tốt nghiệp. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, những nhà sáng lập luôn tin rằng họ sẽ là người lập kỉ lục trên chặng đua của mình.

Và cách duy nhất để giảm bớt loại chi phí này đó chính là đặt lại sự kì vọng của bản thân. Hãy tự nhủ rằng phải mất mười mấy năm để xây dựng một công ty chứ không phải là 10 tháng. Chờ đợi không phải là một niềm vui vậy nên cách duy nhất là hãy giữ cho mình một đầu óc thư thái vì khởi nghiệp không phải là một trò chơi ngắn trong phút chốc.

Mặt tối của câu chuyện khởi nghiệp: Thành công chưa thấy, gia đình cho là điên, nhân viên không hiểu, chi quá nhiều tiền để giữ mối quan hệ xã giao... - Ảnh 3.

Chi phí của các mối quan hệ

Nếu tất cả các chi phí khổng lồ đó không cộng lại thì chi phí có khả năng xóa số vốn cảm xúc của bạn trong ngân hàng đó chính là chi phí cho các mối quan hệ.

Các công ty khởi nghiệp thường đối diện với các mối quan hệ chớp nhoáng với các đối tác. Ngay từ đầu, mọi người hay nói rằng họ sẽ hỗ trợ bạn, đó là bởi vì họ chưa phải "trả thuế" cho các mối quan hệ đó.

Không có mối quan hệ nào là tự động sinh ra cả và bất cứ một mối quan hệ nào cũng cần phải có một nguồn vốn để "nuôi nấng" nó. Nguồn vốn ở đây không hẳn là những buổi hẹn hò, ăn uống làm tốn các chi phí về tài chính mà vốn ở đây còn là những cảm xúc mà ta đầu tư vào những mối quan hệ đó.

Điều này nghe có vẻ ích kỉ nhưng bạn có thừa nhận rằng trong tất cả những mối quan hệ xung quanh bạn đều hứng thú với tất cả hay không? Tôi tin chắc rằng câu trả lời là không. Và những nhà sáng lập lại là người cần phải đối mặt nhiều hơn với những mối quan hệ mà đôi khi chỉ là xã giao để làm ăn. Và tất nhiên, một mối quan hệ không mang đến cho ta sự hứng thú, vui vẻ mà chỉ là hình thức thì buộc ta phải đầu tư một mớ vốn cảm xúc để duy trì mối quan hệ đó. Chính vì thế nên không phải tự nhiên mà chi phí quan hệ lại là loại chi phí rút cạn nguồn vốn cảm xúc của bạn.

Mặt tối của câu chuyện khởi nghiệp: Thành công chưa thấy, gia đình cho là điên, nhân viên không hiểu, chi quá nhiều tiền để giữ mối quan hệ xã giao... - Ảnh 4.

Và cuối cùng bạn cần phải biết rằng...

Tất cả những loại chi phí này chính là sự trả giá để giữ cho doanh nghiệp của bạn tiến lên phía trước.

Chúng ta cần ngưng giả vờ rằng mình chính là những cỗ máy siêu phàm có thể tự xây dựng những công ty từ chính đôi bàn tay trắng không phải chịu bất kì những chi phí cảm xúc nào trên đường đi.

Chúng ta cần nhận ra rằng chẳng có thành công nào là miễn phí cả và cũng cần nên biết rằng những doanh nhân thành công ngoài kia, ngoài việc họ đã mạo hiểm trong nguồn vốn tài chính cá nhân thì hơn hết họ đã và đang chi thêm nguồn vốn cảm xúc của họ nhiều hơn gấp 10 lần.

Theo Bảo Trân

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên