McKinsey: Bất động sản ít bị ảnh hưởng và có khả năng sớm phục hồi sau covid-19
Hãng tư vấn toàn cầu McKinsey (MGI) tại báo cáo phát hành trong tháng 7/2020 trong chuỗi bài nghiên cứu về bức tranh kinh tế toàn cầu trong đại dịch Covid-19 đã đưa ra một số quan sát và luận điểm thú vị.
Theo đó, dù bầu trời kinh tế toàn cầu phủ đám mây u ám, một số lĩnh vực kinh tế được cho rằng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, thậm chí có thể có khả năng phục hồi sớm so với phần còn lại của thị trường khi đại dịch đi qua. Bất động sản là một trong số đó.
Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến "sức đề kháng"
Thứ nhất, trước tác động của Covid-19, "con thuyền" của ngành bất động sản chịu ảnh hưởng tương đối ít hơn so với các ngành khác. "Hồ sơ" tóm tắt về sức khỏe kinh tế toàn cầu và ứng phó với khủng hoảng đưa ra một số biểu đồ thú vị về tác động của đại dịch lên các nhóm ngành. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra xác suất khác nhau giữa các ngành bị tác động. Đáng chú ý, ngược lại với nhiều dự đoán trước đó, các doanh nghiệp bất động sản, ô tô, xây dựng, xây dựng nhà ở (xem Biểu 1) ít bị ảnh hưởng hơn. Nếu xét tiếp về quy mô doanh nghiệp trong một ngành, các doanh nghiệp lớn thuộc nhóm Bất động sản, ô tô, xây dựng ít bị ảnh hưởng hơn hẳn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong ngành bất động sản. Nhóm doanh nghiệp cỡ nhỏ và trung chịu ảnh hưởng nhiều hơn 2 lần nhóm tập đoàn bất động sản lớn nhất. Quan sát này ngược lại trong các nhóm ngành còn lại (xem thêm Biểu 1).
Biểu 1: Nhóm ngành bất động sản, đặc biệt doanh nghiệp lớn trong ngành chịu rủi ro ít hơn trong đại dịch Covid. Nguồn: MGI
Thứ hai, "kẻ phá bĩnh" Covid-19 đã thành công bước đầu trong "trấn áp" các ngành kinh tế cơ bản tại mọi nền kinh tế lớn nhất như hàng không, du lịch, bán lẻ phi thực phẩm, sản xuất, chăm sóc sức khỏe. Song bất động sản thuộc nhóm ngành bị ảnh hưởng ít hơn cả về sức cầu và nguy cơ rủi ro tài chính. Nếu coi ngưỡng rủi ro về tài chính như là một dấu hiệu của khả năng phục hồi thì ngành bất động sản toàn cầu đang nằm trong nhóm số ít ngành đứng vị trí sát nhất với "đường biên phục hồi", theo báo cáo (Xem thêm Biểu 2).
Biểu 2: Ước tính thời gian phục hồi sau Covid theo ngành. Nguồn: MGI
Thứ ba, chuỗi báo cáo của MGI cũng chỉ ra rằng các nền kinh tế có sức khỏe và sự dẻo dai tốt hơn sẽ vượt qua đại dịch tốt hơn, ví dụ như trong một nghiên cứu đối với các ngành tại Đức. Nền kinh tế Đức, vốn ổn định hàng đầu châu Âu từ trước và khi có đại dịch - các chiến lược và kế hoạch hành động của các doanh nghiệp đã và đang được "may đo" dựa trên quy mô, cấu trúc của chính họ. Ba nhóm ngành theo thứ tự ít bị ảnh hưởng nhất nhờ các ứng khó với khủng hoảng bao gồm (1) bán lẻ đồ ăn, (2) bất động sản và (3) dược phẩm.
Biểu 3: "Phép thử" Covid và ứng xử của các nhóm ngành tại Đức. Nguồn: MGI
Những tương thích với nền kinh tế Việt Nam
Điều thú vị ở chỗ, các luận điểm của McKinsey khá tương thích với tình hình tại Việt Nam. Thị trường bất động sản tại nền kinh tế hơn 96 triệu dân, theo những đánh giá ban đầu, cũng thuộc nhóm ít chịu ảnh hưởng hơn đại dịch. Đặc biệt, các dự án chọn lọc, được thực hiện bởi chuỗi sinh thái gồm chủ đầu tư hàng đầu thị trường, các công ty xây dựng, công ty vật liệu xây dựng uy tín, hướng tới phân khúc khách hàng có nhu cầu ở thực sự và khả năng thanh toán tốt hơn, vẫn đang hoạt động hiệu quả. Điển hình là một số doanh nghiệp lớn trên sàn giao dịch chứng khoán như Vinhomes, Novaland, Hòa Phát và nhóm các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp này như Vietcombank, Techcombank…
Theo chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, bất động sản là lĩnh vực có cơ hội lớn và dài hạn. Một nghiên cứu cho thấy, độ mở của nền kinh tế Việt Nam là rất cao, thuộc nhóm hàng đầu trên thế giới. Quan trọng hơn cả, theo chuyên gia này, các dự án bất động sản đều cần đến những nhà tài trợ cho vay, là những ngân hàng lớn và có tầm nhìn. Đơn cử như cách tiếp cận độc đáo và "đi trước" của Techcombank trong lĩnh vực bất động sản, mà ngân hàng xác định ưu tiên phát triển từ 5 năm trước. Trong nhiều năm qua, ngân hàng luôn tập trung vào những lĩnh vực, phân khúc khách hàng mà ngân hàng nhận thấy có thể kiểm soát tốt rủi ro, có khả năng phục vụ tốt nhất và chiếm lĩnh thị phần tốt nhất.
Cho đến nay, Techcombank đã quản trị tốt rủi ro trong lĩnh vực bất động sản ưu tiên khi phân tán các khoản tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị. Cùng với đó, giải pháp cho vay mua nhà ở dài hạn, hướng đến người mua nhà để ở, của Techcombank được nhiều người lựa chọn, với thời hạn vay dài hơn lên đến 35 năm, kế hoạch trả nợ linh hoạt, gói lãi suất đa dạng và hạn mức tín dụng phê duyệt trước.
Tháng 5/2020 vừa qua, The Asian Banker đã trao giải thưởng ngân hàng cung cấp sản phẩm cho vay mua nhà ở tốt nhất Việt Nam 2020 cho Techcombank. Theo The Asian Banker, các giải pháp vay mua nhà độc đáo của Techcombank có thể tăng cường thu hút khách hàng mới và đáp ứng ngày càng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng. Trước đây, tâm lý người Việt Nam khá dè dặt trong việc vay vốn ngân hàng, dẫn tới thị trường không tận dụng được tối đa đòn bẩy tài chính để phát triển.