MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mẹ 2 con khiến dân mạng "nghẹn lời" vì đón 12 cái Tết kể từ khi lấy chồng nhưng chưa từng tiêu Tết quá 5 triệu!

04-12-2024 - 17:33 PM | Lifestyle

Chi tiêu Tết như thế nào cho đúng và đủ?

Chúng ta không nhất thiết phải chi tiêu nhiều tiền cho việc sắm Tết. Mọi người có thể chọn cách tiết kiệm và vẫn có một cái Tết ấm áp, vui vẻ. Việc sắm Tết cần phù hợp với điều kiện kinh tế và sở thích cá nhân.

Có nhiều cách để đón Tết mà không cần tốn kém nhiều, như tự làm đồ trang trí, chuẩn bị mâm cơm Tết tại nhà, hoặc chỉ đơn giản là dành thời gian bên gia đình và bạn bè. Quan trọng nhất là không khí ấm cúng và niềm vui khi đoàn viên cùng người thân, không chỉ là giá trị của những món đồ sắm sửa.

Nhưng quả thực trên thực tế thì tiết kiệm được đã là rất khó rồi chứ đừng nói đến những dịp vốn dĩ để dành cho mua sắm như lễ Tết, bởi vậy mà bài đăng của 1 bà mẹ trên nhóm hội chi tiêu khiến rất nhiều người phải ngả nón bái phục.

Mẹ 2 con khiến dân mạng "nghẹn lời" vì đón 12 cái Tết kể từ khi lấy chồng nhưng chưa từng tiêu Tết quá 5 triệu!- Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình

Cô chia sẻ rằng mặc dù có thưởng Tết và thu nhập ở mức khá nhưng gia đình cô đã 12 năm nay không 1 năm nào tiêu quá 5 triệu cho Tết. Số tiền Tết có được chủ yếu dùng để tiết kiệm.

"Chào cả nhà, sắp đến tết nên mình cũng xin chia sẻ về chi tiêu dịp Tết nhà mình. Mỗi năm mình đều lên kế hoạch chi tiêu cho dịp Tết ( ngân sách < 5 triệu) và chưa năm nào mình chi vượt 5 triệu cả!

Thu nhập 2 vợ chồng mình 1 tháng là 36 triệu, thưởng Tết 2 vợ chồng là 25 triệu. Cứ đến Tết là mình mong lắm vì cứ nhận lương và thưởng là 2 vợ chồng gửi tiết kiệm 40 triệu luôn, số lương còn lại vẫn rủng rỉnh tiêu vì T ết ông bà nội ngoại cho rất nhiều đồ ăn cả tháng Giêng cứ phải ngoài rằm mới phải mua thức ăn.

Năm nay là tết thứ 12 mình lấy chồng rồi."

Các khoản chi của cô cụ thể như sau:

1. Bánh kẹo + hoa quả: 500.000 đồng

2. Quần áo: 0 đồng

3. Tiền lì xì: 700.000 đồng

4. Biếu bố mẹ 2 bên: 2 triệu đồng

5. Đồ ăn: 0 đồng

6. Bàn thờ Tết: 400.000 đồng

Cô cho biết gia đình sẽ không mua sắm quần áo mới và chỉ mặc y như những ngày bình thường khác. Bên cạnh đó sẽ ăn Tết ở nhà nội và nhà ngoại nên không cần mua sắm thực phẩm.

Ngoài ra, cô chỉ lì xì cho bố mẹ 100.000 đồng và các cháu 10.000 đồng cho nên khoản này cũng không đáng là bao nhiêu.

Không thể phủ nhận rằng việc tiết kiệm là tốt nhưng có vẻ như ở dưới phần bình luận, nhiều người cho rằng như thế này không thể coi là tiết kiệm được.

Mẹ 2 con khiến dân mạng "nghẹn lời" vì đón 12 cái Tết kể từ khi lấy chồng nhưng chưa từng tiêu Tết quá 5 triệu!- Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình

Mẹ 2 con khiến dân mạng "nghẹn lời" vì đón 12 cái Tết kể từ khi lấy chồng nhưng chưa từng tiêu Tết quá 5 triệu!- Ảnh 3.

Ảnh chụp màn hình

Mẹ 2 con khiến dân mạng "nghẹn lời" vì đón 12 cái Tết kể từ khi lấy chồng nhưng chưa từng tiêu Tết quá 5 triệu!- Ảnh 4.

Ảnh chụp màn hình

Để tiết kiệm chi tiêu mà lại hợp lý, không quá tằn tiện trong dịp Tết, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

1. Lập kế hoạch: Trước khi Tết đến, hãy lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng hạng mục như sửa sang nhà cửa, mua sắm quần áo, thực phẩm và quà tặng.

2. Đặt ngân sách: Xác định số tiền bạn có thể chi tiêu cho mỗi hạng mục và cố gắng không vượt quá ngân sách đã định.

3. So sánh giá cả: Trước khi mua bất kỳ món hàng nào, hãy so sánh giá cả ở các cửa hàng khác nhau để tìm mức giá tốt nhất.

4. Mua sắm thông minh: Tận dụng các chương trình khuyến mãi, mua hàng giảm giá và mua sắm theo nhóm để nhận được mức giá ưu đãi hơn.

5.Tự làm thay vì mua: Nếu có thể, hãy tự chuẩn bị thực phẩm và quà tặng tại nhà thay vì mua sẵn, điều này thường sẽ tiết kiệm hơn.

6. Chia sẻ với người thân: Hợp tác với gia đình hoặc bạn bè để chuẩn bị các bữa tiệc Tết, từ đó có thể chia sẻ chi phí cũng như công sức.

7. Hạn chế mua sắm không cần thiết: Tránh mua những thứ không thực sự cần thiết hoặc có thể sử dụng lại từ năm trước.

8. Sử dụng phương tiện công cộng: Nếu bạn dự định đi du xuân, hãy cân nhắc sử dụng phương tiện công cộng thay vì thuê xe riêng để tiết kiệm chi phí.

Bằng cách áp dụng những lời khuyên trên, bạn có thể hạn chế chi tiêu và vẫn có một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.

Theo Mạn Ngọc

Thanh niên Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên