Mẹ thiên vị anh, em trai nhưng về già chỉ có tôi chăm sóc: 7 năm sau xem di chúc, ai nấy đều hoang mang
Hết lòng chăm sóc mẹ lúc về già, cặp vợ chồng Trung Quốc nhận được “món quà” to lớn hơn cả tài sản.
- 15-02-2024Người đàn ông cho khách thuê cửa hàng, 1 năm sau đến thu tiền thì "vườn không nhà trống": 2 người bị tòa án gửi giấy triệu tập
- 14-02-2024Người đàn ông livestream tiết lộ mã bảo mật thẻ ngân hàng, chỉ sau hơn 10 phút hàng nghìn tài khoản mua sắm trực tuyến bị khóa: Nguyên nhân khiến “ông lớn” Amazon phải “đau đầu”
- 13-02-2024Cả công trường dừng thi công khẩn cấp vì máy xúc đào trúng "lu sắt" khổng lồ: Cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường
*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Địch Xuân Liễu, được đăng trên trang 163.com (Trung Quốc).
Gia đình tôi có ba anh em trai, tôi là con giữa, ít được cha mẹ yêu thương hơn 2 anh em còn lại. Bố tôi là một công chức, theo cách nói của thời đó thì ông là “người ăn cơm nhà nước”. Mẹ tôi là giáo viên dạy cấp 3, rất nghiêm túc và tham vọng. Cũng vì gia đình khá giả, bố mẹ đều có học thức và địa vị nên đặt rất nhiều kỳ vọng ở 3 người con trai. Không may thay, tôi là người kém cỏi nhất nên ít được bố mẹ quan tâm. Thay vào đó, họ dành thời gian để dạy dỗ và đào tạo anh, em trai của tôi trở thành những con người ưu tú. Bố mẹ mua cho cả hai những món đồ tốt nhất, khoe thành tích của họ cho tất cả mọi người. Về phần mình, tôi chỉ cần chăm chỉ học hành, không khiến bố mẹ xấu hổ đã là một chuyện tốt.
Lớn lên, tôi làm công nhân ở nhà máy trong huyện. Trong khi đó, cả anh và em trai của tôi đều được nhận vào trường đại học. Sau khi anh cả tốt nghiệp, bố vợ tương lai sắp xếp cho anh làm việc trong công ty gia đình. Em trai tôi tuy không quyền cao chức trọng nhưng cũng rất thành đạt. Nhìn thấy tương lai của họ rất rộng mở, tôi cũng có chút ngưỡng mộ và buồn tủi. Dẫu vậy, tôi cũng không ngừng cố gắng để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi tôi lấy vợ, bố mẹ đã mua cho chúng tôi một căn nhà gần nơi tôi làm việc. Ngôi nhà khá nhỏ, có phòng ngủ, phòng bếp nhưng lại thiếu mất phòng tắm. Cứ thế, vợ chồng tôi phải vào nhà vệ sinh công cộng gần đó khi cần, quả thực rất bất tiện.
Khi anh trai tôi lấy vợ, mẹ bỏ tiền mua cho họ một căn nhà rộng rãi ở tỉnh. Thấy vợ buồn phiền vì chồng không được quan tâm như những anh em khác, tôi dỗ dành: “Chúng ta lấy nhau sớm, lúc đó bố mẹ cũng không có nhiều tiền. Anh trai lập gia đình muộn hơn, đúng lúc bố mẹ tích góp được kha khá nên quà to hơn là đúng. Nhà mình thêm vài năm nữa sẽ được giá, lúc đó vợ chồng mình bán đi rồi mua một căn mới khang trang hơn.”
Hai mươi năm sau, công ty nơi tôi làm việc đóng cửa, tôi trở thành một kẻ thất nghiệp. Lúc đó, vợ tôi nấu ăn khá giỏi nên chúng tôi đã tính toán dùng số tiền tích góp để mở một nhà hàng. Đầu những năm 2000, mức sống của người dân được cải thiện, ngày càng có nhiều người bắt đầu thích đi ăn ngoài nên công việc kinh doanh của vợ chồng tôi ngày càng phát đạt. Bằng nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã kiếm đủ tiền mua một căn nhà lớn ngay trong phố.
Vì gần nhà bố mẹ, vợ chồng tôi thường hay ghé thăm. Tuy nhiên cũng vì thế nên việc này trở nên rất đỗi bình thường với bố mẹ. Trong khi đó, nhà anh trai và em trai tôi ở xa, vài tháng mới về thăm nhà một lần nên lại rất được bố mẹ yêu quý, lúc nào cũng niềm nở đón tiếp. Vợ chồng tôi cũng mang quà tới thì chẳng ai động đến, còn quà của 2 người đó lại được bố mẹ xuýt xoa khen ngợi.
Khi mẹ tôi 70 tuổi, bà bị nhồi máu não đột ngột, từ đó phải nằm liệt giường vì bị liệt nửa người. Bố chồng tôi đã già nên đã thuê một người giúp việc để tiện chăm sóc mẹ. Những lúc rảnh rỗi, vợ chồng tôi đều tranh thủ đến thăm mẹ và phụ bố một số việc lặt vặt. Hai năm sau đó, bố tôi cũng đột ngột lâm bệnh và qua đời. Mẹ tôi nhìn anh cả và em út với ánh mắt đầy hy vọng. Bà rất muốn về ở cùng họ nhưng người anh tôi lại quay đầu nhìn chị dâu, giả vờ như không để ý. Còn em út thì lấy lý do nhà xa và công việc bận rộn nên không thể chăm sóc mẹ chu đáo để từ chối khéo.
Nghe vậy, mẹ tôi có chút buồn bã, thất vọng. Lúc đó, vợ chồng tôi nhìn nhau rồi nói sẽ đón mẹ về nhà chăm sóc khiến tất cả mọi người đều rất ngạc nhiên. Mẹ tôi không nói gì, tôi biết bà bằng lòng nhưng chú của tôi lại lên tiếng nói: “Mẹ các cháu có 3 người con trai, không thể cứ để cậu thứ lo mãi được. Tất cả 3 anh em đều phải có trách nhiệm chăm sóc cho mẹ của mình dù muốn hay không.”
Cứ như vậy, mẹ tôi ba tháng một lần đổi nhà. 3 anh em tôi thay phiên nhau chăm sóc bà. 3 tháng đầu bà ở nhà anh cả, sau đó là nhà tôi, rồi đến nhà cậu út. Hơn 1 năm sau, mẹ đến nhà tôi lần thứ ba, lúc chuẩn bị rời đi, bà đã nắm tay vợ tôi và bày tỏ ý muốn ở lại với chúng tôi lâu dài. Cứ thế, vợ chồng tôi chăm mẹ thêm 7 năm nữa thì bà qua đời vì bệnh nặng. Trong thời gian đó, anh và em trai tôi cũng thỉnh thoảng ghé thăm nhưng cũng rời ngay.
Sau khi lo xong đám tang mẹ, chú tôi cùng với luật sư thông báo bà để lại di chúc khiến ai nấy đều rất ngạc nhiên. Hóa ra trong thời gian bị bệnh, bà vẫn lo chu toàn mọi thứ để có thể ra đi một cách thanh thản nhất. Theo di chúc mẹ tôi để lại, số tiền bà đã bán đi căn nhà cũ được hơn 1 triệu NDT cùng với một cuốn sổ tiền tiết kiệm của bà đều được trao lại cho vợ chồng tôi.
Di chúc không hề nhắc đến tên của anh trai và em trai tôi. Điều này khiến cả hai rất tức giận, tố cáo vợ chồng tôi cùng với người chú đã cấu kết với nhau, nhân lúc chăm mẹ đã dùng thủ đoạn tranh hết tài sản của gia đình. Khi thấy mâu thuẫn nảy sinh, luật sư của mẹ đã lấy di chúc của bà ra và chỉ rõ nội dung ở trong đó. Di chúc ghi rõ vì vợ chồng tôi tôi có lòng hiếu thảo, chăm sóc bà rất chu đáo những năm cuối đời nên đã được bà trao cho toàn bộ tài sản.
Nghe đến đây, anh trai và em trai tôi sững người, cả hai sau đó chỉ biết im lặng vì xấu hổ. Về phần mình, tôi cảm thấy rất xúc động. Sau tất cả, mẹ tôi cũng đã ghi nhận tấm lòng của vợ chồng tôi. Đây có lẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà tôi từng cảm nhận được trong cuộc đời mình.
(Theo 163.com)
Phụ nữ số