MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Miệng nói tiết kiệm nhưng tuần vẫn làm đôi cốc trà sữa: Bằng cách nào mà các thương hiệu trà sữa khiến bạn tiêu tiền “không lối thoát”

17-05-2024 - 15:20 PM | Lifestyle

“Trà sữa không?” có lẽ chính là câu nói phổ biến nhất mà giới trẻ thường hỏi nhau sau giờ nghỉ trưa ở chốn công sở, hoặc khi thấy “nhạt miệng”.

Đi làm thấy hơi đuối, phải rủ đồng nghiệp gọi trà sữa về uống cho “up mood”, mới có sức cày cuốc.

Ôn thi thấy hơi mệt, cũng phải làm cốc trà sữa.

Tự nhiên thấy nhạt mồm nhạt miệng ghê, thôi uống trà sữa vậy.

Trà sữa trở thành lựa chọn của phần lớn mọi người, đặc biệt là giới trẻ trong những khoảnh khắc hơi mệt, cần “up mood” như thế.

Miệng nói tiết kiệm nhưng tuần vẫn làm đôi cốc trà sữa: Bằng cách nào mà các thương hiệu trà sữa khiến bạn tiêu tiền “không lối thoát”- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khoảng gần 2 thập kỷ trước ở Việt Nam, menu trà sữa thường khá đơn giản và không có nhiều lựa chọn, chủ yếu là trà sữa truyền thống với topping là trân châu đen, pudding. Cho đến thời điểm hiện tại, sau sự đổ bộ của các thương hiệu trà sữa Đài Loan, Trung Quốc, menu trà sữa bây giờ đa dạng thế nào, gọi là “vũ trụ trà sữa” cũng chẳng ngoa.

Người tiêu dùng có thể mê trà sữa vì uống xong thấy vui vẻ hẳn lên còn từ phía nhà sản xuất, hay nói cách khác chính là các thương hiệu trà sữa, câu chuyện phát triển và “giữ chân khách hàng” lại không đơn giản như thế.

Ngon rẻ, mới lạ: Hai yếu tố làm nên sự sống còn của các thương hiệu trà sữa giữa thời buổi kinh tế khó khăn

Dữ liệu của Hiệp hội Nhượng quyền Trung Quốc từ năm 2017 đến năm 2022 cho thấy: Số lượng các cửa hàng trà sữa đã tăng gấp đôi, lên 500.000 cửa hàng ở đất nước tỷ dân. Các chuỗi cửa hàng trà sữa trân châu ở Trung Quốc đã phát triển với tốc độ chóng mặt, thị phần lớn trong ngành F&B đã lên tới 20,4 tỷ USD.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19, mặc dù người tiêu dùng Trung Quốc đang siết chặt hầu bao, cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm nhưng họ vẫn không ngại chi tiền mua trà sữa một cách thường xuyên.

Miệng nói tiết kiệm nhưng tuần vẫn làm đôi cốc trà sữa: Bằng cách nào mà các thương hiệu trà sữa khiến bạn tiêu tiền “không lối thoát”- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thực tế này xảy ra không phải do họ không bám sát ngân sách chi tiêu đã đề ra, hay đã “nghiện” trà sữa đến mức không cai nổi. Lý do chỉ đơn giản là các thương hiệu trà sữa đã “nhanh trí” thích nghi với nền kinh tế và cả những thay đổi trong hành vi tiêu dùng của mọi người, và cho ra mắt những sản phẩm trà sữa ngon và rẻ.

Trà sữa có giá tương đối thấp đang trở thành xu hướng bùng nổ tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Dẫn đầu trong xu hướng này không thể không kể tới Mixue - Thương hiệu trà sữa giá rẻ có nhiều cơ sở nhất ở Trung Quốc, với hơn 32.000 cửa hàng. Mixue phát triển nhanh chóng, được nhiều người mua nhượng quyền vì giá thành một ly trà sữa thực sự rất rẻ, chỉ khoảng 1 USD.

Ngoài ngon rẻ, mới lạ về hương vị cũng là yếu tố khiến các thương hiệu trà sữa phát triển ngày một lớn mạnh.

Sự mới lạ được thể hiện rõ nhất ở danh mục trà của các thương hiệu trà sữa. Bảy năm trước, mọi người phải xếp hàng nhiều giờ để được thưởng thức những ly trà phủ phô mai - Món trà độc lạ nhất lúc bấy giờ. Tuy nhiên, mọi thứ không dừng lại ở đó. Giờ đây, thị trường trà sữa còn có cả trà xanh, trà ô long và các loại trà làm từ cà phê.

Trái cây là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất mà các thương hiệu trà sữa lựa chọn để đa dạng hóa menu của mình. Xoài, chanh dây, đào hay kiwi giờ đây đều là một phần của thức uống. Các biến thể theo vùng và thành phố cụ thể cũng trở thành những cách phổ biến để thực sự bản địa hóa và thu hút các phân khúc khác nhau .

Không thể bỏ qua yếu tố “healthy”

Nhắc đến trà sữa, ngon rẻ hay menu đa dạng thôi là chưa đủ để phản ánh được hết nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng. Ngoài những yếu tố cơ bản ấy, tính lành mạnh hay nói cách khác là chất lượng nguyên liệu cũng là đặc tính rất quan trọng mà cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều quan tâm.

Miệng nói tiết kiệm nhưng tuần vẫn làm đôi cốc trà sữa: Bằng cách nào mà các thương hiệu trà sữa khiến bạn tiêu tiền “không lối thoát”- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Độ tươi, cũng như hương vị ngon hơn, về bản chất cũng có liên quan đến sức khỏe, vì vậy nhiều thương hiệu trà sữa quảng bá độ tươi của trái cây trong trà của họ. Ngoài ra, họ cũng cho phép khách hàng lựa chọn linh động tùy theo nhu cầu của họ về sức khỏe, phổ biến nhất là lựa chọn lượng đường hoặc sữa thực vật trong mỗi ly trà sữa.

Chagee gần đây đã trở thành chuỗi cửa hàng đầu tiên áp dụng hệ thống đánh giá sức khỏe của Chính quyền Thượng Hải và nhận thấy 70% doanh số bán hàng hiện nay là ở hai cấp độ đồ uống lành mạnh nhất, minh họa cho sự chú trọng của người tiêu dùng đối với sức khỏe, ngay cả đối với đồ uống được biết đến là có nhiều đường.

Các thương hiệu trà sữa trân châu là một trong những mặt hàng xuất khẩu đầu tiên của thị trường bán lẻ Trung Quốc. Khi nhiều chuỗi phát triển, bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán, một phần tiền mặt huy động được sẽ giúp họ mở rộng thị phần sang các thị trường như Đông Nam Á và toàn thế giới.

Theo WARC

Theo Ngọc Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên