Mini đón nhận cơn thịnh nộ trên mạng xã hội Trung Quốc vì... hộp kem
Sự việc đã vượt khỏi tầm kiểm soát của hãng, trở thành một thảm họa truyền thông.
- 21-04-2023Thêm 1 khách sộp đam mê dầu giá rẻ của Nga, nhập khoảng 100.000 thùng/ngày
- 20-04-2023BYD mở bán tân binh 'khủng' của làng xe điện, chốt 10.000 đơn hàng trong 24 giờ, giá nhỉnh hơn 200 triệu đồng
- 19-04-2023Cận cảnh mẫu SUV điện vừa mở bán đã bội thu gần 6.000 đơn hàng dù giá không hề rẻ
Mới đây, tại Triển lãm ô tô Thượng Hải, Mini đã bố trí một quầy kem để tặng khách hàng đến tham quan gian hàng. Đây là điều không có gì đáng ngạc nhiên, tuy nhiên, Mini không lường trước được nó đã nhanh chóng trở thành thảm họa truyền thông của hãng.
Theo đó, dựa trên video được công bố, Mini bị tố phân biệt đối xử khi tặng kem cho một người nước ngoài trong khi khách hàng Trung Quốc bị từ chối với lí do hết kem.
Đoạn video đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng, đặc biệt là đối với người dùng Trung Quốc. Đồng thời, chủ đề “BMW Mini” đã trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều thứ 2 trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc với hơn 93 triệu lượt xem. Nhiều người dùng đã để lại ý kiến bình luận thể hiện sự phẫn nộ, công kích Mini phân biệt đối xử. Một số ý kiến cho rằng "Với tinh thần hiếu khách, lẽ ra kem phải được ưu tiên cho khách tham quan". Trong khi đó, có những ý kiến phê phán rằng quầy kem của Mini chỉ miễn phí cho người nước ngoài.
Mini gây bão trên mạng xã hội Trung Quốc vì sự cố phân biệt đối xử (Nguồn: Weibo)
Ngay sau khi xảy ra sự cố, Mini Trung Quốc đã lên mạng xã hội Weibo giải thích và xin lỗi. Họ thừa nhận đã thiếu cẩn trọng trong công tác quản lý nội bộ, khiến tất cả đều không vui. Công ty hứa sẽ chấn chỉnh việc này và tăng cường hoạt động đào tạo nội bộ.
Trong các bài thuyết trình vào đầu tuần này, Giám đốc điều hành Oliver Zipse của BMW đã nói về tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với nhà sản xuất ô tô, nói rằng nhiều tính năng của ô tô được lấy cảm hứng từ Trung Quốc và cách quốc gia này dẫn đầu xu hướng ô tô toàn cầu.
BMW cũng như các nhà sản xuất ô tô đến Đức tham gia triển lãm ô tô Thượng Hải nhằm thu hút sự chú ý người dùng trong việc đi đầu xu hướng tiêu dùng ở quốc gia nơi các đối thủ trong nước đang ráo riết chiếm thị phần.
Trước đó, trong năm 2019, thương hiệu thời trang Dolce & Gabbana (D&G) từng rơi vào thảm họa truyền thông ở Trung Quốc khi chiến dịch quảng cáo của họ bị các nghệ sĩ và mạng xã hội nước này đánh giá là phân biệt chủng tộc. Kết quả là doanh số của D&G tại Trung Quốc được cho là sụt giảm tới 98%, hình ảnh thương hiệu đến giờ vẫn chưa được khôi phục.
Tham khảo: Carscoops, Dailymail
Nhịp sống thị trường