MK: Người Nga đang 'đau đầu' với cách dùng tiền
Theo mk.ru, nước Nga đã dần phục hồi sau cú sốc kinh tế nhưng đa số người dân lại thấy 'đau đầu' bởi không biết làm gì với tiền.
- 27-06-2023Nhà báo Mỹ thoát nạn trong gang tấc khi thăm tàu Titanic nhờ lái tàu người Nga
- 16-05-2023Không còn gà rán Mc Donald’s, cà phê Starbucks, người Nga chuộng mặt hàng này từ xứ kim chi, các công ty thu về hàng chục triệu USD nhờ bám trụ thị trường “béo bở” này
- 14-05-2023Đặc vụ FBI 'đột kích' một căn hộ của người Nga tại Trump Towers
Đau đầu chọn cách tiêu tiền
Theo nhật báo Moskovskij Komsomolets (mk.ru), sau một năm rưỡi bất ổn về chính trị và kinh tế, nước Nga đã phục hồi sau cú sốc nhưng đa số người dân đang không biết nên dùng tiền của mình như thế nào: Nên tiết kiệm, đầu tư hay tận hưởng những thú vui cuộc sống?
Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Cộng đồng (VTsIOM) của Nga tiến hành trong tháng 7 này, chỉ 30% người Nga tin rằng họ nên chi tiền cho các khoản mua sắm lớn.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá đây vẫn là một xu hướng tích cực khi vào tháng 1 năm nay, chỉ có 23% người Nga có cùng suy nghĩ, và tỷ lệ này thậm chí chỉ là 17% trong cuộc khảo sát một năm trước.
43% người Nga được hỏi cảm thấy không thể mua bất cứ thứ gì nghiêm túc trong bối cảnh hiện nay, trong khi 27% cảm thấy khó trả lời.
Bình luận về vấn đề này trên mk.ru, các chuyên gia Nga đang có cùng một lời khuyên: "Hãy tiếp tục cách sống như bạn đã từng sống trước đây!".
Chuyên gia tài chính Viktor Gritsay nói: "Tôi khuyên mọi người không nên thực hiện các thay đổi đột ngột. Đối với những người đang giữ được mức thu nhập vừa đủ, tôi khuyên bạn nên duy trì mức sống hiện tại.
Không nên vung tiền tiết kiệm một cách điên cuồng hay tiêu xài hoang phí cho tới đồng cuối cùng, nhưng cũng không cần quá tiết kiệm. Hãy tiếp tục tiết kiệm tiền với nhịp độ thoải mái nhất, ví dụ 10% hoặc 20% thu nhập như bạn từng làm.
Tất nhiên, điều này không áp dụng với những người đã có mục tiêu tài chính rõ ràng. Ví dụ như tiết kiệm tiền để chuyển tới một quốc gia khác hoặc đầu tư giáo dục cao hơn cho con cái, mua nhà hoặc xe hơi".
Cũng theo ông Gritsay, các khoản mua sắm lớn không nhất thiết phải là căn hộ hay xe hơi mà nên hiểu đúng hơn theo nghĩa đó là những hàng hóa đắt tiền, ví dụ như quần áo, voucher kỳ nghỉ hoặc các khoản dành cho giáo dục bổ trợ.
Đối với hầu hết mọi người, việc mua nhà hay xe hơi thường không được coi là "khoản mua sắm" mà được xem như sự kiện trọng đại trong đời, tương tự đám cưới hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
Hiện tại, 34% người Nga được khảo sát cho biết tần suất chi tiêu dành cho các khoản mua sắm lớn của họ đã giảm. Có một số lý do giải thích cho điều này, ví dụ như thu thập giảm trong thời kỳ khủng hoảng. Một số người dân không đủ khả năng duy trì mức sống thông thường do giá cả tăng cao hoặc một số người đã thay đổi danh sách ưu tiên trong cuộc sống.
Xu hướng dịch chuyển
Anastasia Alexandrova - một nhà tâm lý học cho biết, nhiều khách hàng của cô đã thay đổi thứ tự ưu tiên trong cuộc sống. Ví dụ họ không đầu tư cho tủ quần áo mùa hè nữa mà dành tiền đi du lịch. Thường thì đây là những người có đủ tiền chi cho cả 2 thứ nhưng giờ họ bắt buộc phải đưa ra lựa chọn.
Trong khi đó, các cư dân mạng cho rằng có một lý do khác khiến lượng mua sắm của người dân Nga giảm, đó là tình trạng thiếu hàng hóa hoặc sản phẩm quá đắt đỏ.
"Tôi đang nghĩ tới việc mua cho vợ một chiếc xe hơi mới, không phải vì nhu cầu cấp thiết mà để cho vui thôi. Tuy nhiên, hiện tại chiếc Toyota Yaris mà cô ấy thích quá đắt, giá tới 3 triệu rúp (khoảng 772 triệu đồng) và không hề dễ mua. Chà, nghĩ lại thấy không cần thiết phải mua xe mới khi chiếc cũ vẫn đang hoạt động tốt" - Ông Igor, 48 tuổi, cho hay.
Alina (32 tuổi) thì cho biết, sau khi các thương hiệu quần áo yêu thích của cô rời khỏi Nga, cô vẫn chưa tìm được thứ mình muốn.
"Tôi vẫn đi mua sắm, thử đồ rồi ngắm nghía nhưng chẳng có gì khiến tôi hài lòng cả. Vì vậy thành ra tôi lại đang tiết kiệm tiền. Tôi không tiêu cho quần áo chỉ bởi vì không muốn tiêu cho chúng nữa" - Alina nói.
Khác với Alina, một số người lựa chọn xu hướng chuyển địa điểm mua sắm trong bối cảnh các làn sóng trừng phạt từ Mỹ và phương Tây khiến nhiều thương hiệu quốc tế rời khỏi thị trường Nga. Ví dụ, thay vì du lịch đến Milan (Italia) mua sắm, họ sẽ đến Minsk (thủ đô Belarus) vào cuối tuần.
Theo tờ Kommersant, ở Minsk không có các cửa hàng như Prada hay Versace, nhưng có Tommy Hilfiger, Michael Kors, Zara và Adidas. Chỉ mất khoảng 1 tiếng rưỡi để bay từ Moskva đến Minsk, gần hơn cả những trung tâm mua sắm - du lịch tiềm năng khác.
Phụ nữ Việt Nam