MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mô hình “New Commerce” giúp tạo ra công ty trăm tỷ $ tại Ấn Độ đang phát huy tác dụng với Doanh nghiệp bán lẻ nào tại Việt Nam?

22-08-2024 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Mô hình “New Commerce” giúp tạo ra công ty trăm tỷ $ tại Ấn Độ đang phát huy tác dụng với Doanh nghiệp bán lẻ nào tại Việt Nam?

Euromonitor dự báo quy mô thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam có thể tăng lên mức 20 tỷ USD trong thập kỷ tới. WinCommerce – Doanh nghiệp tiên phong thực hành chuẩn mô hình New Commerce - đã và đang gặt hái lợi nhuận bền vững giúp gia tăng giá trị nội tại doanh nghiệp.

Khi thuật ngữ New Retail trở thành cơn sốt trên thị trường quốc tế và nhanh chóng lan rộng ở Việt Nam với niềm tin sẽ tạo ra cú nhảy vọt trong ngành bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã tuyên bố chuyển đổi mô hình của mình sang New Retail.

Có nhiều cách hiểu về New Retail nhưng cơ bản nhất, mô hình này đặt khách hàng là trung tâm (customer centric) thay vì sản phẩm. Nhà bán lẻ phải hiểu khách hàng hơn, tạo ra các trải nghiệm tốt hơn bằng cách đem đến các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ cũng như tạo ra cách thức mua hàng thuận tiện nhất cho họ. Dữ liệu và công nghệ là các yếu tố giúp doanh nghiệp làm được điều đó.

Tại thị trường bán lẻ có dân số đông nhất thế giới là Ấn Độ, các "ông lớn" tại đây còn nâng cấp mô hình "New Retail" lên một tầm cao mới là "New Commerce", một mô hình kinh doanh kiến tạo trên nền tảng thương mại mới để phục vụ 1.5 tỷ người Ấn Độ qua việc thiết lập hệ thống bán hàng offline & online ở cả kênh MT (Hệ thống các siêu thị và minimart) với kênh GT và Ecommerce (JioMart, nền tảng thương mại điện tử của Reliance).

Tuy tuyên bố mạnh mẽ, nhưng cho đến nay, các nhà bán lẻ tại Việt Nam vận hành theo các mô hình mới không có nhiều. Trong số đó, WinCommerce (WCM) đã và đang áp dụng mô hình "New Commerce", mô hình đã được chứng minh thành công tại thị trường bán lẻ tỷ dân là Ấn Độ. Giữ vị thế là doanh nghiệp sở hữu số lượng điểm bán lớn nhất, nằm trong hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ - tài chính và công nghệ, WinCommerce đã và đang kinh doanh có lợi nhuận bền vững.

Mô hình “New Commerce” giúp tạo ra công ty trăm tỷ $ tại Ấn Độ đang phát huy tác dụng với Doanh nghiệp bán lẻ nào tại Việt Nam?- Ảnh 1.

Chính thức đạt lợi nhuận dương

CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) thông báo WCM đã có lợi nhuận sau thuế dương trong tháng 6.

Masan cho biết đã nâng cấp, cải tiến cửa hàng WiN (hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ người tiêu dùng ở khu vực ở nông thôn). Hai mô hình cửa hàng này đạt hiệu quả vượt trội so với mô hình truyền thống.

Từ năm ngoái, WCM thận trọng hơn trong việc mở cửa hàng và tập trung vào cải thiện các cửa hàng hiện có, đồng thời cải tạo các cửa hàng theo mô hình WiN. Điều này là một trong những lý do giúp WCM có lãi khi hiệu quả hoạt động của các cửa hàng cải thiện rõ rệt.

Mô hình “New Commerce” giúp tạo ra công ty trăm tỷ $ tại Ấn Độ đang phát huy tác dụng với Doanh nghiệp bán lẻ nào tại Việt Nam?- Ảnh 2.

Tính đến cuối quý 2, WCM có 3.673 cửa hàng, mở ròng 40 cửa hàng mới. Nhờ lượng khách hàng đến cửa hàng tăng lên, doanh thu LFL (Like for Like - mức doanh thu trên cơ sở so sánh tương đương tại các cửa hàng hiện hữu) tăng 9,7% so với cùng kỳ. Trong quý 2 vừa qua, WCM ghi nhận 7.844 tỉ đồng doanh thu.

WCM đạt được thành tích mới trong bối cảnh ngành bán lẻ Việt Nam chưa hoàn toàn thoát khỏi những khó khăn kéo dài từ 2023 do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Số liệu 7 tháng đầu năm 2024 cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.625,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 5,2% nếu loại trừ yếu tố giá. Các con số này đều thấp hơn mức tăng của năm 2023 so với năm 2022.

Trước tình hình đó, mới đây, Bộ Công thương đã họp về chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa và thúc đẩy thương mại trong nước. Bộ sẽ khẩn trương đánh giá thực trạng, triển vọng thị trường, dự báo xu hướng và kịp thời đề xuất triển khai ngay những giải pháp để kích thích tiêu dùng nhằm phục hồi và nâng cao tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội.

Mô hình “New Commerce” giúp tạo ra công ty trăm tỷ $ tại Ấn Độ đang phát huy tác dụng với Doanh nghiệp bán lẻ nào tại Việt Nam?- Ảnh 3.

Dù bối cảnh chung còn nhiều thách thức, việc WCM đạt lợi nhuận ròng dương trong tháng 6 đã giúp ban lãnh đạo Masan tin tưởng vào các giải pháp của mình và con đường hướng tới lợi nhuận bền vững. Theo báo cáo của Euromonitor năm ngoái, các chuyên gia cho rằng nếu thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam phát triển như Indonesia, thị trường này sẽ tăng hơn gấp ba lần trong thập kỷ tới, đạt quy mô xấp xỉ 20 tỷ USD.

Điểm tương đồng giữa WCM và Reliance Retail của Ấn Độ

Reliance Retail là nhà bán lẻ lớn nhất Ấn Độ, đứng thứ 53 trong danh sách các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới và được xếp trong danh sách các nhà bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu theo báo cáo 2023 của Deloitte.

Giống như WCM, Reliance Retail là tập đoàn theo mô hình "New Commerce" điển hình với danh mục hàng hoá đa dạng từ thực phẩm, FMCG, thời trang, hàng điện tử… được cung cấp với ưu thế vượt trội về chất lượng và giá cả. Họ làm được điều đó nhờ tham gia sâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất, cung ứng, bán hàng đến hệ sinh thái dữ liệu và phân tích dữ liệu. Nhờ hệ thống phân phối rộng lớn gồm gần 19.000 cửa hàng tại quốc gia tỷ dân, Reliance Retail đạt được sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng và xu hướng thị trường.

Mô hình “New Commerce” giúp tạo ra công ty trăm tỷ $ tại Ấn Độ đang phát huy tác dụng với Doanh nghiệp bán lẻ nào tại Việt Nam?- Ảnh 4.

Trong quý 1 vừa qua, Reliance Retail báo cáo mức tăng trưởng 8,1% so với cùng kỳ năm trước về doanh thu và 10,5% về EBITDA. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, con số tăng trưởng thể hiện hiệu quả của việc lấy khách hàng là trọng tâm, khi mang đến trải nghiệm tốt hơn thông qua sự cải tiến sản phẩm, quy trình và nền tảng tích hợp công nghệ. Đáng chú ý, mảng Digital Commerce (thương mại số) và New Commerce (thương mại mới) tiếp tục được mở rộng, đóng góp 18% vào doanh thu của Reliance Retail.

Theo các chuyên gia, trong thị trường bán lẻ hiện đại với nhiều đối thủ, các nhà bán lẻ không thể chỉ cạnh tranh bằng giá, chương trình khuyến mại và các chiến dịch quảng bá - vốn là những thứ dễ bị sao chép. Chiến thắng thuộc về những doanh nghiệp có lợi thế quy mô, đồng thời có thể tối ưu hóa vận hành bằng cách kết hợp nền tảng sản xuất, phân phối và năng lực logistics nội bộ. Dù thị trường Việt Nam có quy mô nhỏ hơn Ấn Độ nhưng sự thành công của Reliance Retail và sự tương đồng với WCM mở ra tương lai rõ nét về vị thế cho "ông lớn" ngành bán lẻ Việt.

Ánh Dương

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên