MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mở quán cà phê cứ 10 quán thì 8 quán vắng khách, Shark Bình khuyên startup: Tìm ra 'long mạch' mới nên xuống tiền vào ngành F&B

29-08-2024 - 15:45 PM | Doanh nghiệp

"Khởi nghiệp FnB như Shark đã từng đọc là mô hình khởi nghiệp phổ biến nhất bởi ai cũng thấy và nghĩ dễ làm ăn. Nhưng thực tế không hề đơn giản. Trừ khi bạn phải tìm ra long mạch rõ ràng", Shark Bình nói.

Trong một video được đăng tải trên Fanpage của Shark Tank, ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch NextTech chia sẻ về khởi nghiệp lĩnh vực F&B.

Trước câu hỏi "khởi nghiệp F&B có phải là mô hình dễ thành công nhất cho các startup", Shark Bình cho biết: "Trước đây, tôi từng đọc về mô hình khởi nghiệp F&B – một mô hình khởi nghiệp phổ biến, gần gũi, ai cũng thấy và dễ làm ăn. Nhưng thực tế khởi nghiệp lĩnh vực này không đơn giản".

Dẫn chứng điều này, trước đó, trong tọa đàm "Những sai lầm dẫn đến thất bại của startup", Shark Bình từng phân tích, rủi ro ngành F&B rất cao, mở 10 nhà hàng thì 8 nhà hàng vắng khách. Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận cho nhà đầu tư không được cao lắm. Khi đầu tư cho các nhà hàng truyền thống, mức độ tăng trưởng doanh thu thường đi kèm với chi phí, cộng với công sức quản lý, con người.

"Trên thực tế, có nhiều quỹ đầu tư truyền thống rót vốn vào các chuỗi F&B. Tuy nhiên tôi nghĩ cần làm rõ về khái niệm startup – đó phải là các doanh nghiệp có sự đổi mới sáng tạo, thị trường rộng và có khả năng tăng trưởng cao", Chủ tịch NextTech nói.

Mở quán cà phê cứ 10 quán thì 8 quán vắng khách, Shark Bình khuyên startup: Tìm ra 'long mạch' mới nên xuống tiền vào ngành F&B- Ảnh 1.

Đồng thời, ông Bình cũng khuyên trừ khi startup phải tìm ra long mạch rõ ràng, nếu không, bất kỳ mô hình nào khởi nghiệp cũng rất khó.

"Khởi nghiệp F&B tốt thôi. Nhưng bạn phải tìm ra một cơ hội sáng cửa, lợi thế cạnh tranh rõ ràng", ông Bình nhận định.

Đồng quan điểm, Shark Hưng cũng từng chỉ ra thực trạng, không có ngành nào ở Việt Nam thu hút lượng chất xám kinh khủng như vậy. Số lượng các bạn trẻ khởi nghiệp nghĩ đến mở quán café là nhiều nhất. 

Theo vị doanh nhân này, hiện nay có nhiều startup tại Việt Nam cũng như thế giới trong lĩnh vực F&B rất thành công. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mang tính "self-business", tức là người sáng lập tự làm. Việc gọi vốn không quá cần thiết trong trường hợp này.

"Tuy nhiên, thời gian gần đây mảng đặt đồ ăn trên các app như Foody, Grab, Uber… rất phát triển. Điều này làm dịch chuyển ngành F&B, mô hình bếp ảo (cloud kitchen) bắt đầu hình thành và dần thay thế bếp thật. Có những nhà hàng nổi tiếng nhưng không cần nhà hàng, họ chỉ cần một cái bếp, mọi món ăn được bày trên mạng, người tiêu dùng đặt hàng online. Tôi nghĩ đó sẽ là xu hướng mới. Còn nếu F&B truyền thống như mở chuỗi nhà hàng thì ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp thành công", Phó Chủ tịch Cengroup nói.

Doanh nhân này đánh giá ẩm thực của Việt Nam là lợi thế khi khởi nghiệp và ông rất ủng hộ những ý tưởng startup trong lĩnh vực F&B. "Đáng tiếc là các startup trình bày trên Shark Tank, ý tưởng F&B của các bạn quá nhỏ, sản xuất sợi mỳ, nước mắm, giấm rất khó để mở rộng quy mô", Shark Phạm Thanh Hưng chia sẻ.

Theo Thảo Vân

An ninh tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên