Mở rộng thị trường từ các hiệp định thương mại tư do FTA
Các chuyên gia nhận định, việc tham gia FTA sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và giảm các chi phí nhờ ưu đãi thuế quan. Ảnh minh họa.
Các chuyên gia nhận định, việc tham gia FTA sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và giảm các chi phí nhờ ưu đãi thuế quan.
- 28-11-2022Nhiều lao động mất việc nhưng nhu cầu tuyển dụng vẫn cao
- 28-11-2022Chuyên gia đề xuất gia hạn gói hỗ trợ giảm 2% thuế giá trị gia tăng
- 28-11-2022Bạc Liêu sẽ trở thành 1 trong những trung tâm năng lượng sạch
Triển vọng xuất khẩu vào các thị trường có Hiệp định thương mại tự do FTA sẽ tiếp tục gia tăng, nhờ những ưu đãi thuế quan. Nhưng để tận dụng lợi thế này, bản thân các doanh nghiệp cũng phải nâng cao năng lực sản xuất. Thông tin này và nhiều giải pháp khác cũng được bàn thảo tại Hội thảo mới đây về "Hội nhập Kinh tế Quốc tế: Hành trình đi tới các FTA thế hệ mới" do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết 17 hiệp định thương mại tự do FTA, trong đó có 15 Hiệp định đã và đang thực hiện. Kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường có mức tăng trưởng 2 con số mỗi năm. Các chuyên gia nhận định, việc tham gia FTA sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và giảm các chi phí nhờ ưu đãi thuế quan.
Giáo sư Peter Draper - Giám đốc Viện Thương mại quốc tế, Đại học Adelaide, Úc cho hay: "Nhờ hiệp định thương mại, các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trong việc giảm đáng kể chi phí giao dịch, chứng từ. Hiện nay, có nhiều FTA để lựa chọn nên doanh nghiệp Việt Nam cần đọc kỹ, nắm rõ lợi ích đạt được của từng thị trường nếu họ chọn FTA đó, đặc biệt là những quy định về biểu phí, luật lệ, quy tác xuất xứ...".
Các FTA thế hệ mới thường có những quy tắc chặt chẽ về xuất xứ. Theo các chuyên gia, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất trực tiếp nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu. Từ đó, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa của hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nhiều biện pháp tạo thuận lợi thương mại cũng được Việt Nam thực hiện thời gian qua như đơn giản hóa thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu, tăng cường năng lực quản lý thương mại qua biên giới.
Các chuyên gia cho rằng thời gian tới, cần tiếp tục cải cách các thủ tục thương mại xuyên biên giới và thủ tục trên nền tảng số để đẩy nhanh thời gian tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp.
VTV News