"Mỏ tiền khủng" được cả thế giới săn lùng, có tốc độ tăng giá 550% trong 12 tháng: Một tỉnh ở Việt Nam cũng đang sở hữu thứ "vàng trắng" này
Đến cả tỷ phú giàu nhất nhì thế giới Elon Musk cũng phải phàn nàn về mức giá của loại nguyên liệu này.
- 28-02-2023Trải đời hơn 40 năm tôi mới ngộ ra: Người nhìn xa trông rộng thường chuẩn bị sớm 3 con đường, là chìa khóa để "bất khả chiến bại"
- 03-03-2023Con đi học bị bạn cô lập: Cha mẹ làm ầm lên chỉ càng khiến trẻ tổn thương, người tinh tế thường xử lý theo cách này
- 23-02-2023Tranh luận chuyện cô gái lương 10 triệu không sống đủ ở Hà Nội, chấp nhận về quê sau 3 năm: Khéo ăn thì no mà khéo co thì ấm, tiêu tiền là bản năng nhưng giữ tiền mới tạo nên bản lĩnh
Tại sao lithium được săn lùng?
Khi ngành công nghiệp ô tô chuyển hướng khỏi nhiên liệu hoá thạch và hướng đến năng lượng pin sạch hơn, lithium đang trở thành tâm điểm chú ý, thậm chí, được mệnh danh là vàng trắng.
Theo công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, tính đến tháng 3/2022 giá lithium đã tăng 550% so với năm trước.
Nhu cầu đối với kim loại này đã vượt xa nguồn cung trong ít nhất 5 năm tới, và sự thiếu hụt có thể kéo dài đến năm 2023, S&P Global Commodity Insight cho biết. Theo Cơ quan năng lượng Quốc tế, ước tính nhu cầu về lithium sẽ gấp 42 lần vào 2040 so với năm 2020.
Ảnh: Internet
Theo đó lithium là kim loại đặc biệt, được dùng trong sản xuất pin của ô tô điện và các thiết bị điện tử loại nhỏ, bộ nguồn gọn nhẹ, sạc được dành cho laptop, điện thoại và các dụng cụ kĩ thuật số khác. Nhưng để sản xuất pin, quặng lithium thô cần phải được tinh chế và xử lý. Và quá trình này cần rất nhiều vốn và nguồn lực.
Hồi năm ngoái tỷ phú Elon Musk đã có những phàn nàn về chi phí của lithium. Ông đã gọi pin lithium là "dầu mỏ kiểu mới".
Ảnh: Internet
Hiện trên thế giới chỉ một số ít nước sở hữu tài nguyên này, đứng đầu là Bolivia, Chile, Argentina, Trung Quốc, Australia. Với tác động của biến đổi khí hậu, các quốc gia đang ngày càng đầu tư hơn vào công nghệ xanh, công nghệ tái tạo, điển hình như chuyển đổi từ xe ô tô chạy xăng sang xe điện. Do đó, lithium đang trở thành kim loại mà cả thế săn lùng.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra, đánh giá của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ giai đoạn 2005-2009 phát hiện tài nguyên quặng lithium tại vùng La Vi, Quảng Ngãi. Cụ thể quặng lithium tại Quảng Ngãi gồm 40 thân quặng, thân khoáng hoá, chủ yếu là loại hình mạch pegmatoit chứa kim loại lithium và thiếc.
Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ xác định, mỏ quặng lithium tại Quảng Ngãi có trữ lượng khoảng 1 triệu tấn quặng hay khoảng 10.000 tấn Li2O. Với trữ lượng đang có, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách các nước có quặng lithium của thế giới, đủ điều kiện để khai thác.
Cơn khát pin lithium đối với các nhà sản xuất ô tô
Trung bình, mỗi chiếc xe điện cần 30-60kg lithium cho khối pin của nó. Các chuyên gia ước tính đến năm 2034, riêng nước Mỹ sẽ cần khoảng 500.000 tấn lithium thô trong một năm để sản xuất pin xe điện.
Nhu cầu lớn lại không muốn lặp lại cuộc khủng hoảng thiếu chip, các nhà sản xuất ô tô đi thẳng đến nguồn cung cấp và đảm bảo nguồn cung cho chính họ. Vào tháng 7/2022, Ford đã công bó thoả thuận với các công ty lithium sẽ cho phép hãng sản xuất 600.000 ô tô điện mỗi năm bắt đầu từ 2023. General Motors cũng đã thực hiện được các thoả thuận tương tự.
Theo Wall Street Journal, Tesla cũng đang xem xét kế hoạch xây dựng một cơ sở tinh chế lithium để hỗ trợ cho dây chuyển sản xuất pin ô tô điện.
Ảnh: Internet
Nhà sản xuất ô tô đến từ Mỹ cho biết họ muốn xây dựng một nhà máy có khả năng tiếp cận luồng vận chuyển vùng vịnh duyên hải Mexico. Các địa điểm tiềm năng thuộc các bang Texas và Louisiana đang được Tesla cân nhắc.
Tại Việt Nam, cuối năm 2021, Tập đoàn Vingroup đã khởi công Nhà máy sản xuất Pin VinES thứ nhất tại Khu kinh tế Vũng Áng với quy mô giai đoạn một là 8ha, tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng. Nhà máy này sẽ cung cấp pin lithium dành cho các dòng ô tô điện và bus điện của VinFast.
Toàn bộ hạ tầng của nhà máy gồm phân xưởng đúc linh kiện, hàn tổ hợp và đóng gói (pack pin) sẽ được xây dựng nhằm đảo bảo đạt công suất 100.000 pack pin/năm. Giai đoạn 2 nhà máy sẽ được mở rộng để sản xuất các tế bào pin và nâng cao công suất lên 1 triệu pack pin/năm.
Hồi cuối năm 2022, Vingroup tiếp tục đầu tư thêm nhà máy pin lithium với số vốn lên đến 6.329 tỷ đồng.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường