MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Mỏ vàng biển" 6 tỷ tấn ở Nam Cực, nhiều đến mức có thể nhìn thấy từ không gian: Không ai lấy?

05-01-2024 - 12:40 PM | Tài chính quốc tế

"Mỏ vàng biển" này là gì?

"Mỏ vàng biển" chúng ta đang nói ở đây là một loài động vật kích cỡ 6 cm, nặng 1 gram - Nhuyễn thể Nam Cực.

Theo National Geographic, nhuyễn thể Nam Cực (tên khoa học: Euphausia superba) có màu hồng và mờ đục là một trong những nguyễn thể lớn nhất trong số 85 loài nhuyễn thể được biết đến trên thế giới.

"Mỏ vàng biển" 6 tỷ tấn ở Nam Cực, nhiều đến mức có thể nhìn thấy từ không gian: Không ai lấy? - Ảnh 1.

"Mỏ vàng biển" 6 tỷ tấn ở Nam Cực, nhiều đến mức có thể nhìn thấy từ không gian: Không ai lấy? - Ảnh 2.

Số lượng của chúng ở vùng biển quanh Nam Cực ước tính dao động từ 125 triệu tấn đến 6 tỷ tấn. Vào những thời điểm nhất định trong năm, loài nhuyễn thể tụ tập thành từng đàn dày đặc lên tới 30.000 con trong một mét khối.

Những siêu đàn nhuyễn thể có thể rộng hàng chục km và sâu hơn 100 mét. Cảnh tượng tuyệt vời này có thể được nhìn thấy từ không gian.

"Mỏ vàng biển" 6 tỷ tấn ở Nam Cực, nhiều đến mức có thể nhìn thấy từ không gian: Không ai lấy? - Ảnh 3.

Một đàn nhuyễn thể tụ tập nhau vào ban đêm ở Nam Cực. Ảnh: Greenpeace

Loài nhuyễn thể ở Nam Cực có thể sống tới 10 năm, một tuổi thọ đáng kinh ngạc đối với một sinh vật bị săn lùng ráo riết như vậy. Chúng dành cả ngày để trốn tránh những kẻ săn mồi ở độ sâu lạnh giá của Nam Cực, cách bề mặt khoảng 100 mét. Trong đêm, chúng trôi theo cột nước hướng lên bề mặt để tìm kiếm thực vật phù du.

Trong lịch sử, nghiên cứu khoa học về loài nhuyễn thể ở Nam Cực chủ yếu tập trung vào độ sâu 250 mét trên cùng của đại dương. Hầu hết nhuyễn thể có thể được tìm thấy ở đây, ăn thực vật phù du. Tuy nhiên nghiên cứu ngày càng chỉ ra rằng nhuyễn thể thường bơi xuống đáy biển ở độ sâu hơn 2.000 mét ở nơi được gọi là 'vùng vực thẳm' của đại dương.

Dù chỉ nhỏ vài cm, nhuyễn thể Nam Cực đại diện cho một mắt xích có kích thước khổng lồ trong chuỗi thức ăn toàn cầu. Những loài giáp xác nhỏ giống tôm này về cơ bản là nhiên liệu cho hệ sinh thái biển trên Trái đất. 

Chúng là nền tảng cho toàn bộ mạng lưới thức ăn ở Nam Cực. Chim cánh cụt, chim biển, hải cẩu, cá và cá voi đều ăn nhuyễn thể. Thậm chí, cá voi xanh và cá voi lưng gù hàng năm phải di cư đến Nam Cực từ vùng nước ấm hơn chỉ để ăn nhuyễn thể. 

Người ta ước tính rằng một con cá voi xanh có thể tiêu thụ 3,6 triệu loài nhuyễn thể trong một ngày!

"Mỏ vàng biển" 6 tỷ tấn ở Nam Cực, nhiều đến mức có thể nhìn thấy từ không gian: Không ai lấy? - Ảnh 4.

Cá voi lưng gù kiếm ăn nhuyễn thể ở Nam Cực. Ảnh: Greenpeace

"Mỏ vàng biển" 6 tỷ tấn ở Nam Cực, nhiều đến mức có thể nhìn thấy từ không gian: Không ai lấy? - Ảnh 5.

Một con cá voi xanh kiếm ăn ở Nam Cực. Ảnh: Naturepl.com / Alex Mustard / WWF

Không những thế, theo các nhà khoa học, nhuyễn thể là "người hùng khí hậu" khi đóng một vai trò quan trọng trong việc thu giữ carbon và lắng đọng nó dưới đáy biển.

Chúng rất cần thiết cho tất cả sự sống khác ở Nam Cực và xa hơn nữa. 

Nhưng loài nhuyễn thể Nam Cực đang bị đe dọa khi đối mặt hàng loạt mối nguy hiểm từ tự nhiên và con người.: Nhuyễn thể Nam Cực là nạn nhân của tác động tổng hợp của sự nóng lên của đại dương và mất băng biển, đồng thời chúng còn bị đe dọa bởi quá trình axit hóa đại dương (vì carbon trong khí quyển hòa tan vào đại dương và làm tăng độ axit của nó) và ngày càng bị đánh bắt công nghiệp - hàng nghìn con bị thu giữ để làm thuốc Omega 3 và thức ăn cho cá nuôi trong trang trại.

"Mỏ vàng biển" 6 tỷ tấn ở Nam Cực, nhiều đến mức có thể nhìn thấy từ không gian: Không ai lấy? - Ảnh 6.

Băng tan làm mất đi nguồn thức ăn chính của nhuyễn thể, là tảo băng. Ảnh: Chris Johnson / WWF-Úc

Điều đáng báo động là số lượng loài nhuyễn thể ở Nam Cực có thể đã giảm 80% kể từ những năm 1970. Các nhà khoa học cho rằng sự suy giảm này một phần là do mất băng bao phủ (do hiện tượng nóng lên toàn cầu). Sự mất băng này làm mất đi nguồn thức ăn chính của loài nhuyễn thể: Tảo băng.

Những mối đe dọa này sẽ tác động tiêu cực đến sự sinh sản và sinh tồn của loài nhuyễn thể và cuối cùng có thể thay đổi hệ sinh thái Nam Đại Dương.

Nếu nhuyễn thể biến mất, sự cân bằng sinh thái ở khu vực Nam Cực sẽ bị phá hủy. Đây cũng sẽ là một đòn giáng mạnh vào ngôi nhà chung của chúng ta: Trái đất.

Nguồn: Greenpeace, National Geographic

Theo Trang Ly

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên