Mỏ vàng kỳ dị 120 triệu năm tuổi được tạo ra từ… nước mưa lộ diện nhờ công nghệ cao
Một mỏ vàng khổng lồ được hình thành khác với các mỏ vàng khác trên thế giới bất ngờ xuất hiện.
- 08-04-2024Làm gì để tránh hóa đơn không hợp pháp?
- 08-04-2024Một shipper GHTK tiết lộ thu nhập: Liệu mua được mấy chỉ vàng?
- 08-04-2024Công khai số tài khoản giả danh công an, cán bộ tòa án gọi điện đe dọa để lừa đảo
Theo South China Morning Post (SCMP), vào năm 2022, một nhóm nhà khoa học đã phát hiện ra mỏ vàng lớn ở Đông Bình, thuộc miền Bắc Trung Quốc. Trong khi các mỏ vàng thường hình thành cách đây hàng tỷ năm, mỏ vàng khổng lồ ở miền Bắc Trung Quốc này hình thành khoảng 120-140 triệu năm trước.
Đặc biệt, mỏ vàng này được tạo ra bởi các chất lỏng magma trộn với nước mưa, quá trình hình thành không giống với vàng được tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới . Nhóm nhà khoa học quốc tế nói rằng, phát hiện này có thể giúp tìm ra tài nguyên vàng bằng cách xác định những khu vực có sự hoạt động của magma.
Các xung chất lỏng magma liên tục phát ra từ khoang magma bên dưới. Các vết nứt và đứt gãy có vai trò như các đường ống dẫn đã tạo điều kiện cho các chất lỏng magma đi lên và sau đó trộn lẫn với nước mưa, quá trình này dẫn đến lắng đọng vàng.
Nhóm nhà khoa học quốc tế phát hiện ra điều này bao gồm các nhà nghiên cứu từ Trường ĐH Khoa học Địa chất Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Trường ĐH Wisconsin – Madison (Mỹ) và Trung tâm Nghiên cứu Địa chất Đức.
Một trong những tác giả của bản nghiên cứu, GS Li Jianwei tại Trường ĐH Khoa học Địa chất Trung Quốc, cho biết mặc dù nguồn chất lỏng và quá trình hình thành vàng trong mỏ vàng ở miền Bắc Trung Quốc không giống như các craton khác trên thế giới nhưng thành phần kim loại của chúng phần lớn tương tự nhau.
Để xác định được mỏ vàng này, các chuyên gia đã phải sử dụng rất nhiều công nghệ cao. Cụ thể, các chuyên gia đã sử dụng thiết bị thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo có độ chính xác hơn 90% trong việc xác định vị trí các mỏ kho báu.
Với sự thúc đẩy nghiên cứu công nghệ mạnh mẽ, một nhóm nghiên cứu đã chế tạo thiết bị sử dụng AI có thể tự động xử lý gần như tất cả dữ liệu thô do vệ tinh và các phương tiện khác thu thập nhằm xác định vị trí mỏ kho báu.
Hơn nữa, các công nghệ như Earth AI (chụp ảnh từ xa để phân tích các mỏ khoáng sản), công nghệ phân tích bằng AI cũng được ứng dụng triệt để.
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tích hợp các công nghệ gồm có hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ phát hiện địa hóa… trong thăm dò. Các công nghệ này được đưa vào sử dụng để đánh giá chính xác các loại khoáng sản từ việc phân tích nhiều yếu tố như nền tảng địa chất, đặc điểm trữ lượng khoáng sản và đặc điểm địa hóa.
Nhịp sống thị trường