MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mới 10 tuổi một cậu bé đã mắc ung thư dạ dày, nguyên nhân đến từ thói quen mớm cơm của gia đình

04-07-2020 - 20:39 PM | Sống

Thiên Thiên (Hồ Nam, Trung Quốc) mới 10 tuổi đã bị mắc ung thư dạ dày do bị truyền nhiễm vi khuẩn HP từ bố mẹ cùng thói quen ăn uống mất cân đối.

Mấy ngày trước, cậu bé 10 tuổi tên Thiên Thiên (Hồ Nam, Trung Quốc) được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày ở một bệnh viện tại địa phương. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ rút ra được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là cậu bị truyền nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) từ cha mẹ và thói quen ăn uống không khoa học.

Cha mẹ Thiên Thiên qua xét nghiệm được phát hiện là nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), nhưng họ cho rằng vi khuẩn này không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường ngày, bởi vậy mãi không đi điều trị. Đến khi có Thiên Thiên, họ cũng chẳng mảy may suy nghĩ mà thường xuyên giữ thói quen mớm cơm cho con.

Mới 10 tuổi một cậu bé đã mắc ung thư dạ dày, nguyên nhân đến từ thói quen mớm cơm của gia đình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, Thiên Thiên luôn được chiều chuộng, thích ăn gì là được ăn nấy. Cậu bé thường ngày thích ăn đồ ăn nhanh chứa hàm lượng calo cao như khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt... chỉ thích ăn thịt, không thích ăn rau.

Vi khuẩn HP gây nên nhiều bệnh nguy hiểm về dạ dày

HP là một loại vi khuẩn phổ biến, phát triển trong đường tiêu hóa và có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày. Nhiễm HP thường là vô hại nhưng chúng có thể gây nhiều vết loét ở dạ dày và ruột non hay cả viêm dạ dày. Biến chứng nguy hiểm nhất là dẫn đến ung thư dạ dày.

Người nhiễm HP thường bị nhiễm vào hồi bé, có liên quan đến điều kiện sống, chẳng hạn như sống ở nơi mất vệ sinh, nguồn nước không sạch, sống cùng nhiều người…

Mới 10 tuổi một cậu bé đã mắc ung thư dạ dày, nguyên nhân đến từ thói quen mớm cơm của gia đình - Ảnh 2.

Ngoài ra, đa số người mắc vi khuẩn này triệu chứng biểu hiện rất ít hoặc không có. Nếu có thì có thể gồm những biểu hiện sau:

- Đau nhức, nóng rát ở bụng.

- Đầy hơi.

- Buồn nôn.

- Ăn không thấy ngon.

- Ợ hơi thường xuyên.

- Giảm cân đột ngột.

4 điều cần chú ý để tránh mắc vi khuẩn HP

1. Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống

Nếu một người trong gia đình hay ngồi cùng bàn ăn uống với mình mà nhiễm vi khuẩn HP thì rất dễ truyền nhiễm sang cho những người khác, đặc biệt khi cùng sử dụng chung bát, đũa…

Nếu đi ăn ở nơi công cộng như kiểu buffet thì không được sử dụng thìa, đũa của mình ăn để gắp món ăn, nên sử dụng đồ gắp thực phẩm riêng. Ngoài ra, người lớn không nên mớm cơm cho con trẻ.

2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn, chúng ta nên đánh răng hàng ngày. Bàn chải đánh răng nhiều nhất 3 tháng phải thay một lần. Bên cạnh đó, cũng phải chú ý đến lau rửa cốc nước đánh răng, bàn chải mỗi tuần.

Mới 10 tuổi một cậu bé đã mắc ung thư dạ dày, nguyên nhân đến từ thói quen mớm cơm của gia đình - Ảnh 3.

3. Ăn chín, uống sôi

HP có thể tồn tại trong nước máy từ 4 đến 10 ngày và ở nước sông có thể lên đến 3 năm. Vì vậy, nên uống nước được đun sôi và đồ ăn cũng phải được nấu chín.

4. Kiểm tra định kỳ

Vì những triệu chứng của nhiễm vi khuẩn HP không nổi bật nên việc kiểm tra định kỳ, thường xuyên là cách tốt nhất để có thể phát hiện ra vi khuẩn. Nếu chẳng may nhiễm phải, chúng ta cũng sẽ kịp thời nhận được hướng dẫn và kế hoạch điều trị để loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Nguồn: Kknews, Daynews, Aboluowang, Mayoclinic

Theo Quỳnh Trang

Tổ quốc

Trở lên trên