Môi giới bất động sản bất ngờ có giao dịch như nắng hạn gặp mưa rào: “Tôi không cần phải đi vay tiền tiêu nữa”
Ảnh minh hoạ.
Thanh khoản bất động sản vẫn duy trì ở mức thấp, nhiều môi giới đã phải bỏ nghề sang lĩnh khác. Bên cạnh đó, những môi giới cố bám trụ với nghề vỡ òa khi có giao dịch trở lại sau một thời gian dài.
- 21-09-2023Phát Đạt sẽ mở bán bất động sản tại dự án 9.000 tỷ đồng ở Bình Dương vào năm sau
- 21-09-2023Giá bất động sản sẽ sớm bật tăng trở lại?
- 21-09-2023Hạ giá bán cổ phiếu gọi vốn trả nợ, Hodeco của doanh nhân Đoàn Hữu Thuận đang ra sao?
Đã hơn 1 năm kể từ ngày thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng. Thanh khoản trên thị trường từng liên tục sụt giảm khiến nhiều môi giới bất động sản phải chuyển nghề hoặc bỏ nghề. Đến nay, một số khu vực thị trường bất động sản được đánh giá đã có tín hiệu tích cực khi giao dịch thoát cảnh gần như “đóng băng”. Song, bên cạnh đó vẫn có một số môi giới quyết tâm bám trụ với nghề phải chật vật để tìm kiếm giao dịch thành công.
Trải qua một thời gian dài với nhiều hướng xoay sở tìm kiếm khách hàng, đến khi có giao dịch thành công môi giới vui mừng tới mức thốt lên: “Tháng này tôi không phải đi vay tiền nữa”. Đơn cử, anh Nguyễn Viết Hải, môi giới bất động sản tại vùng ven Hà Nội vừa vui mừng khoe đã chốt thành công 2 lô đất nền cho khách hàng đầu tư.
“Từ đầu năm 2023, thị trường bất động sản đìu hiu, do đó để có giao dịch thành công là điều rất khó. Kể từ giữa năm nay, thị trường đã có những khởi sắc hơn khi lãi suất giảm, giá bán giảm về mức kỳ vọng của người mua,... Theo đó, nhiều người đã rục rịch bắt đầu đi xem, mua bán bất động sản”, anh Hải nói.
Dù vậy, nhưng kể từ tháng 5 tới đầu tháng 9 anh Hải vẫn không có giao dịch nào thành công. Anh cho biết, nhiều giao dịch tưởng chừng chuẩn bị vào “chung kết” nhưng người mua lại “quay xe” và chờ giá giảm thêm. Theo đó, có những tháng hết tiền sinh hoạt tại Thủ đô, anh Hải phải vay mượn bạn bè để trang trải, tiếp tục bám trụ với nghề. Tuy nhiên, anh Hải vẫn miệt mài liên hệ tới các khách hàng từng giao dịch, chọn lọc những bất động sản có vị trí tốt để giới thiệu sản phẩm.
“Từ đầu tháng 9, tôi dẫn một khách hàng ở Hà Nội về vùng ven xem nhiều lô đất khác nhau. Sau đó, cũng không thấy khách liên hệ lạc. Tôi nghĩ, vẫn giống những lần trước đều chưa mua. Tuy nhiên, cách đây 1 tuần khách bất ngờ liên hệ lại thương thảo mua 2 lô đất tại Đông Anh. Do chủ rao bán đã lâu chưa được nên đồng ý giảm thêm, chốt bán với giá 7 tỷ đồng. Khách cũng xuống tiền đặt cọc luôn”, anh Hải nói.
Mặc dù, anh Hải thuộc nhóm môi giới nhiều tháng không có giao dịch. Song với số tiền hoa hồng kiếm được lần này khiến anh vui mừng khôn xiết. “Nhiều tháng không có giao dịch nên cảm giác như ‘nắng hạn gặp mưa rào’, thế này tháng sau tôi không cần phải vay tiền tiêu nữa. Chỉ cần sau khi giao tiền xong tôi có thể nhận tiền hoa hồng luôn”, người này nói.
Thực tế, thời gian gần đây thanh khoản bất động sản có dấu hiệu tăng trở lại, song vẫn ở mức thấp. Hơn nữa, giao dịch thành công đa phần đến từ các bất động sản ngộp hoặc cắt lỗ sâu. Trước bối cảnh thanh khoản vẫn thấp nhiều môi giới đã tỏ ra chán nản và bỏ nghề. Với nhiều môi giới tiếp tục bám trụ với nghề, có trường hợp phải làm song song 2 công việc để duy trì cuộc sống chờ thị trường sôi động.
Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), số lượng môi giới bất động sản hiện nay hoạt động trên thị trường chỉ còn khoảng 30%-40% so với thời điểm cuối năm 2022.
"Hiện tượng này diễn ra trong khoảng thời gian dài, với từng đợt giảm dần, giảm dần và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại", VARS nhận định.
Theo báo cáo của VARS, lượng môi giới bất động sản bỏ nghề phần lớn là các nhân viên mới làm hoặc những người tay ngang, chưa được đào tạo bài bản về nghề cũng như khả năng ứng biến trước các tình huống khó khăn của thị trường. Tuy nhiên, vẫn có một điểm sáng được ghi nhận là trên 95% môi giới còn hoạt động cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục gắn bó với nghề cho dù thị trường có khó khăn.
“Hiện tượng sụt giảm số lượng môi giới bất động sản trở thành làn sóng càn quét trên quy mô rộng khắp các địa phương trên cả nước. Số lượng môi giới hoạt động chỉ còn khoảng 30 - 40% so với thời điểm cuối năm 2022. Thị trường ghi nhận 1 lượng lớn môi giới bất động sản phải nghỉ việc cả vì lý do chủ động (do thu nhập không đủ sống), và bị động (do Doanh nghiệp sa thải, Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, Doanh nghiệp phá sản...). Số môi giới bất động sản bám trụ lại với nghề phải vận dụng linh hoạt đủ mọi hình thức để có thể tồn tại như đa dạng hóa lĩnh vực, tìm kiếm việc làm thêm”, VARS cho biết.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Đất Xanh Services (DXS - FERI), đến giữa năm nay, số lượng môi giới trên thị trường đã giảm 60% - 70% so với cuối năm 2022. Thị trường thiếu người bán hàng nghiêm trọng khi tỷ lệ môi giới bất động sản chuyển sang nghề khác vẫn ở mức cao.
"Khi chúng tôi khảo sát vẫn có 10% môi giới sẵn sàng rời ngành trong năm nay, 19% người được hỏi trả lời rằng hoạt động nghề môi giới bất động sản song song với việc tìm thêm công việc khác để ổn định cuộc sống.
Đối với nhóm nhân viên môi giới đã nghỉ việc, chuyển ngành, trong một khảo sát khác về ý định quay trở lại làm việc trong ngành chỉ có 36% trở lại khi thị trường phục hồi và đến 52% người được hỏi có câu trả lời rằng chưa có ý định trở lại ngành bất động sản trong năm 2023. Dự báo đến cuối năm 2023, số lượng môi giới còn lại tối đa 20-30% so với cuối năm 2022", bà Liên cho hay.
Nhịp sống thị trường