Mối nguy hại từ khói thuốc và giải pháp bảo vệ người "hút thụ động"
Không chỉ ảnh hưởng đến người hút, khói thuốc lá cũng gieo rắc bệnh tật đến người thường xuyên hít phải khói thuốc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm, thế giới có 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động. Tại Việt Nam, có tới 70% trẻ dưới 5 tuổi bị phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. Vậy đâu là giải pháp cho nhóm người này?
Khói thuốc lá độc hại như thế nào?
Quá trình đốt cháy một điếu thuốc lá thông thường được diễn ra ở nhiệt độ cao, từ 600 – 900 độ C, dẫn đến sự đốt cháy hoàn toàn lá thuốc và cả các hợp chất dễ bay hơi, các tạp chất từ than, từ đó tạo ra làn khói thuốc.
Các nhà nghiên cứu ước tính khói thuốc lá có chứa 7.357 hợp chất hóa học thuộc nhiều loại khác nhau và khoảng 60 loại hóa chất sinh ra từ quá trình đốt cháy là tác nhân độc hại và gây ung thư. Cụ thể là asen (thạch tín, chất độc), benzen (chất gây ung thư mạnh, có trong khói dầu khí, thuốc trừ sâu), ammonia (có trong thuốc kích thích tăng trưởng, sản phẩm tẩy rửa), dioxine (sinh ung thư), formaldehyde (dùng trong ướp xác, gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc) chứ không phải nicotine như nhiều người lầm tưởng.
Từ đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục đặt ra câu hỏi: Nếu không có sự hình thành quá trình đốt cháy thuốc lá thì có làm giảm các chất độc hại cho người hút thuốc không? Và có giải pháp nào để người hút thuốc thụ động không phải hít khói thuốc không?
Giải pháp mới cho người hút thuốc thụ động
Người hút thuốc thụ động là người không có hành vi hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Người hút thuốc thụ động thường bao gồm con cái, vợ (chồng) của người hút thuốc, sống trong cùng nhà với người hút thuốc hoặc người làm việc trong môi trường có khói thuốc. Nhằm giảm thiểu tác hại do khói thuốc lá đối với những người hút thuốc thụ động, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị một trong những giải pháp là xây dựng các mô hình không khói thuốc như trường học, bệnh viện, công sở, khách sạn, nhà hàng…
Ngoài ra, ở một số nước trên thế giới, chính phủ cũng cho phép và khuyến khích người hút thuốc chuyển đổi sang những sản phẩm không khói thuốc lá. Theo các luận chứng khoa học, dòng sản phẩm thuốc lá hun nóng được đánh giá là một giải pháp thay thế ít rủi ro hơn cho người hút thuốc lá truyền thống và những người hít phải khói thuốc. Dòng sản phẩm này áp dụng công nghệ làm nóng chứ không đốt cháy, hun nóng lá thuốc tự nhiên ở một nhiệt độ vừa phải (chỉ tới 350 độ C, thấp hơn 600 độ C so với nhiệt độ thông thường để đốt cháy một điếu thuốc thông thường), đủ để chiết xuất nicotine dạng hơi cho người sử dụng mà không sản sinh ra khói thuốc lá độc hại. Do không có sự cháy hay sự hình thành của khói thuốc hay tàn thuốc, sản phẩm này được cho là có khả năng giảm thiểu rủi ro lên tới 94% cho người sử dụng cũng như những người xung quanh.
Mặc dù cần thêm thời gian để nghiên cứu nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận rằng "nếu phần lớn những người hút thuốc lá không thể hoặc không muốn bỏ thuốc chuyển đổi ngay lập tức từ thuốc lá thông thường sang sử dụng những sản phẩm cung cấp nicotine thay thế ít độc hại hơn, sau đó dần dần bỏ hẳn chúng, đó sẽ là thành công đáng kể của nền y tế công cộng".