MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mời sếp ăn tối, bị hỏi vặn: “Còn ai tham gia nữa không?”, người EQ cao trả lời khôn ngoan, được lòng lãnh đạo

08-11-2023 - 16:03 PM | Sống

Mời sếp ăn tối, bị hỏi vặn: “Còn ai tham gia nữa không?”, người EQ cao trả lời khôn ngoan, được lòng lãnh đạo

Giao tiếp và ứng xử nơi công sở khôn khéo là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp bạn thành công hơn. Nếu mời lãnh đạo đi ăn tối, sếp hỏi lại: “Còn ai tham gia nữa không?” bạn sẽ trả lời như thế nào để vừa khéo léo, vừa nâng cao hình ảnh ở nơi làm việc?

Câu hỏi này tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên thông qua cách trả lời, có thể đánh giá, bạn có phải người tinh tế và thông minh hay không.

Tiểu Vương là một nhân viên giỏi trong công ty, anh ấy đã cống hiến 5 năm nay. Với mong muốn có cơ hội thăng tiến nên anh làm việc chăm chỉ mỗi ngày.

Sau khi được giao và hoàn thành một dự án lớn của công ty, anh quyết định mời các trưởng bộ phận ăn tối để bày tỏ lòng biết ơn và cũng để thể hiện sự đầu tư của bản thân. 

Tuy nhiên, khi ngỏ lời, anh nhận được câu hỏi từ sếp: “Bạn còn mời ai nữa không?”. Câu hỏi này tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến Tiểu Vương toát mồ hôi, anh thấy lo lắng, bối rối và xấu hổ, không biết nên trả lời như thế nào cho phù hợp. 

Vì sao lại có câu hỏi như vậy?

Trước khi trả lời, trước tiên chúng ta nên hiểu, vì sao sếp lại đưa ra câu hỏi như vậy. Đây liệu có phải chỉ là một câu đơn thuần hay ẩn chứa nhiều ý nghĩa và sự quan sát đằng sau? 

Mời sếp ăn tối, bị hỏi vặn: “Còn ai tham gia nữa không?”, người EQ cao trả lời khôn ngoan, được lòng lãnh đạo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Kiểm tra kỹ năng giao tiếp

Ý nghĩa đầu tiên có thể hiểu chính là việc lãnh đạo muốn kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn. Nhanh nhạy ứng xử với những tình huống như vậy là điều cần thiết trong môi trường công sở. Nếu bạn trả lời không khéo, ấp úng hay khó xử, sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt lãnh đạo. 

Liệu lời mời có “kèm theo mục đích” nào không?

Lãnh đạo cũng có thể nhìn ra ý định của bạn thông qua câu hỏi này. Họ muốn biết, liệu có phải bạn muốn nịnh nọt, hay mong muốn nào đó không? Ví dụ như yêu cầu tăng lương, thăng chức, đề bạt hay các lợi ích cá nhân khác. Họ sẽ đánh giá, liệu đây có phải lời mời đi kèm với “sự ràng buộc”.

Những câu trả lời phổ biến nhưng chưa thông minh

Trong tình huống này, thường có 2 câu trả lời phổ biến nhất. 

Kiểu đầu tiên, nhiều người sẽ vội vàng đáp: “Em cũng đã mời a,b và c, không biết họ có đến không?”. Câu trả lời này sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực, bằng cách nói “nhấn mạnh về số lượng”. Tuy nhiên điều này có thể khiến lãnh đạo cảm thấy họ chỉ là một trong rất nhiều “mục tiêu” của bạn và họ khó có thể cảm nhận được sự chân thành ở đây. 

Kiểu thứ 2, có thể sẽ thẳng thừng trả lời: “Chỉ có mình anh/chị thôi”. Câu nói này vô tình sẽ khiến lãnh đạo cảm nhận được, buổi đi ăn này có mục đích không rõ ràng, có thể họ sẽ dính phải một ràng buộc nào đó.

Mời sếp ăn tối, bị hỏi vặn: “Còn ai tham gia nữa không?”, người EQ cao trả lời khôn ngoan, được lòng lãnh đạo - Ảnh 2.

Câu trả lời “hợp tình hợp lý”

Trong tình huống như thế này, có hai cách trả lời khéo léo, bạn có thể tham khảo:

Chuyển trọng tâm và thể hiện tinh thần đồng đội

Khi lãnh đạo nói: “Còn ai tham gia nữa không?”, có thể đáp: “Em cảm thấy sự thành công của dự án này không chỉ có em mà còn nhờ sự trợ giúp một số đồng nghiệp khác, họ cũng đóng góp rất nhiều. Em nghĩ chúng ta hãy mời họ để chia sẻ niềm vui thành công này.”

Sự đáp trả này khéo léo tránh sự lúng túng khi trả lời trực tiếp câu hỏi, đồng thời thể hiện sự khiêm tốn và tinh thần đồng đội của bạn. Nó cũng thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với công việc và sự ghi nhận của đồng nghiệp. 

Mời sếp ăn tối, bị hỏi vặn: “Còn ai tham gia nữa không?”, người EQ cao trả lời khôn ngoan, được lòng lãnh đạo - Ảnh 3.

Thể hiện sự chân thành

Nếu bạn chỉ muốn mời lãnh đạo, hãy thành thật về mong muốn của mình: "Em nghĩ sếp đã giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp của em và em chỉ muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình. Nếu sếp cảm thấy điều đó không phù hợp hoặc có đề xuất khác,em rất sẵn lòng lắng nghe ạ." 

Câu trả lời như vậy thể hiện sự trung thực và tôn trọng của bạn. Sự chân thành mà không kèm theo điều kiện nào sẽ dễ được lãnh đạo ghi nhận hơn.

Cho dù bạn áp dụng như thế nào, hãy nhớ: Sự chân thành luôn luôn chiến thắng. Bất kỳ chuyện gì đạt được mục tiêu thông qua lừa dối hoặc tâng bốc cuối cùng sẽ phản tác dụng. 

Tùng Chi

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên