MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỗi tháng kiếm 35 triệu, chỉ tiêu 5 triệu: Tranh thủ tiết kiệm vì đang có “lợi thế lớn”!

11-07-2024 - 05:36 AM | Lifestyle

Cô gái này cho biết bản thân không quá sa đà vào việc tiêu tiền mua vui.

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, một cô gái đã kể về mức thu nhập cũng như các khoản chi trong tháng của mình. Câu chuyện của cô khiến nhiều người phải trầm trồ ngợi khen “khéo quá”, cũng có người cảm thán “bạn may mắn ghê”.

Ở cùng gia đình, không mất tiền ăn và tiền thuê nhà nên tranh thủ tiết kiệm

Theo như cô bạn này chia sẻ, hiện tại, cô đang sống cùng bố mẹ nên tiết kiệm được khoản tiền thuê nhà. Ngoài ra, bố mẹ cũng không yêu cầu cô phải đóng tiền ăn hay tiền sinh hoạt phí nên toàn bộ thu nhập của cô đều được dùng để đầu tư, chi tiêu cá nhân và tiết kiệm.

Mỗi tháng kiếm 35 triệu, chỉ tiêu 5 triệu: Tranh thủ tiết kiệm vì đang có “lợi thế lớn”!- Ảnh 1.

Nguyên văn chia sẻ của cô gái đang sống cùng gia đình

Mỗi tháng kiếm 35 triệu, chỉ tiêu 5 triệu: Tranh thủ tiết kiệm vì đang có “lợi thế lớn”!- Ảnh 2.

Tổng chi hàng tháng gần 11 triệu đồng nhưng trong đó, tiền trả nợ mua đất đã là 6 triệu. Tính ra, cô bạn này chi tiêu cá nhân chưa tới 5 triệu/tháng

Rõ ràng, ở chung với gia đình, được bố mẹ hỗ trợ tối đa như trường hợp của cô gái trong câu chuyện này, là một lợi thế rất lớn để duy trì nguồn tiền đầu tư, tiết kiệm. Cô bạn này cũng khẳng định bản thân hầu như không có nhu cầu mua sắm quần áo hay đồ hiệu. Khi nào thực sự cần thiết mới chi tiền. Ngoài ra, cô cũng đặt hạn mức cho khoản mỹ phẩm và đồ dùng cá nhân không được vượt quá 10% thu nhập mỗi tháng - tương đương khoảng 3,5 triệu đồng.

Ở phần bình luận của bài đăng, nhiều người cũng dành lời khen cho lối sống tiết kiệm cũng như cách quản lý chi tiêu hiện tại mà cô bạn này đang áp dụng.

Mỗi tháng kiếm 35 triệu, chỉ tiêu 5 triệu: Tranh thủ tiết kiệm vì đang có “lợi thế lớn”!- Ảnh 3.

Nhiều người không tiếc lời khen cô bạn này đang chi tiêu "siêu tiết kiệm"

Mỗi tháng kiếm 35 triệu, chỉ tiêu 5 triệu: Tranh thủ tiết kiệm vì đang có “lợi thế lớn”!- Ảnh 4.

Khi được hỏi về việc đóng góp tiền ăn, cô bạn cho biết hiện tại bố mẹ chưa yêu cầu cô phải đóng góp

Mỗi tháng kiếm 35 triệu, chỉ tiêu 5 triệu: Tranh thủ tiết kiệm vì đang có “lợi thế lớn”!- Ảnh 5.

Trong một bình luận khác, cô bạn cho biết ngoài công việc chính, cô cũng đi dạy thêm và đầu tư nhỏ

3 điều làm để tận dụng lợi thế “được bố mẹ bao ăn, bao ở”

Sống cùng với gia đình, không mất tiền thuê nhà và tiền ăn nhưng vẫn cuối tháng vẫn nhẵn túi là tình trạng chung của không ít người. Lý do cũng dễ hiểu thôi, không có kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, cứ thoải mái vung tay thì bao nhiêu tiền cũng hết.

Vậy làm sao để hạn chế tình trạng đã được bố mẹ “bao ăn, bao ở” mà cuối tháng vẫn nhẵn túi?

1 - Gửi tiết kiệm số tiền tương đương với chi phí sinh hoạt hàng tháng

Thử nghĩ xem với mức thu nhập hiện tại, nếu phải tự ra ngoài thuê nhà ở và lo tiền ăn uống, mỗi tháng, con số ấy sẽ là bao nhiêu? Tìm ra được con số ấy rồi, tháng tới nhận lương, cứ trích số tiền tương ứng gửi vào tài khoản tiết kiệm thôi.

Đừng để việc được bố mẹ bao ăn bao ở trở thành động lực tiêu tiền không tiếc tay, vì thực ra bố mẹ cũng chẳng thể lo được chúng ta cả đời. Tiết kiệm số tiền tương đương với chi phí sinh hoạt hàng tháng, đầu tiên là để học cách tự lo cho bản thân, sau đó là để bố mẹ yên tâm hơn về mình. Chứ bố mẹ đã bao nuôi rồi, mà cuối tháng vẫn hết tiền, cũng chẳng có đồng nào phòng thân thì rõ ràng là không ổn rồi.

2 - Đưa tiền nhờ mẹ giữ giúp

Nếu đã thử đủ cách mà vẫn không trị được thói tiêu hoang của bản thân, đưa tiền cho mẹ giữ giúp là phương án chắc chắn hiệu quả. Ngay cả khi bố mẹ không yêu cầu bạn nộp tiền nhà hay góp tiền ăn, trả tiền điện nước, mỗi tháng cứ đưa cho mẹ 4-5 triệu.

Mỗi tháng kiếm 35 triệu, chỉ tiêu 5 triệu: Tranh thủ tiết kiệm vì đang có “lợi thế lớn”!- Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Mẹ đã chẳng lấy tiền ăn tiền ở của bạn, chắc chắn tiền bạn nhờ mẹ giữ giúp sẽ còn nguyên. Mà kể cả mẹ có tiêu vào cũng chẳng sao, chí ít thì cũng là bạn đang gửi tiền cho mẹ chứ không phải đốt sạch vào giày dép, phấn son, quần áo.

Nói chung, đưa tiền cho mẹ giữ, không đi đâu mà thiệt!

3 - Đặt mục tiêu đưa cả nhà đi du lịch

Rất khó để hình thành thói quen tiết kiệm khi bạn chẳng tìm được một mục tiêu đủ mạnh và đủ thuyết phục để bản thân chấm dứt thói tiêu hoang. Nếu bản thân chẳng có nhu cầu gì cấp thiết, cần một số tiền lớn, hãy thử nghĩ tới việc lên kế hoạch, chuẩn bị ngân sách để đưa bố mẹ đi du lịch một chuyến.

Từ mức ngân sách dự kiến chia cho 12 tháng, bạn sẽ tìm được con số cần tiết kiệm mỗi tháng. Bố mẹ có thể không chịu nhận tiền của mình, nhưng mình mà có tiền đưa bố mẹ đi chơi, 100% bố mẹ sẽ vui và tự hào lắm đấy.

Theo Ngọc Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên