Món ăn đậm đà không thể thiếu muối, người thành công rất cần 3 đức tính này để đời không buồn tẻ, đơn điệu
Mọi thứ hoạt động tốt nhất ở mức độ vừa phải. Quá nhiều muối dẫn đến một bữa ăn hỏng, quá ít dẫn đến một thứ gì đó đơn điệu và buồn tẻ. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy.
- 17-11-20203 câu nói của cổ nhân bị hiểu sai nhiều nhất, khiến hàng triệu người bị hại oan suốt nhiều thế hệ: Câu cuối chính là "người không vì mình trời tru đất diệt"!
- 16-11-2020Tiết lộ bí mật để trường thọ của đất nước sống thọ nhất châu Á: Không có gì ngạc nhiên khi chúng đều xuất phát từ chế độ ăn uống và phong cách sống
- 16-11-2020Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Cuộc sống vừa đáng sợ vừa tuyệt vời, xin hãy mỉm cười thật nhiều vì đó mới là cách thiền định tốt nhất để hạnh phúc
“Hãy luôn có một đặc tính độc đáo như muối. Mặc dù sự hiện diện của nó không quá rõ ràng nhưng thiếu đi nó khiến mọi thứ trở nên vô vị và tẻ nhạt”. Lần đầu tiên tôi hiểu sâu sắc về muối là khi đọc cuốn sách “Think Like A Monk” của cựu tu sĩ Jay Shetty. Được truyền cảm hứng từ người thầy của mình là Radhanath Swami, Jay đưa ra lời khuyên “Hãy giống như muối” khi đề cập đến cách một người nhận thức bản thân. Các đặc tính của muối có thể giúp chúng ta hiểu biết chính xác về cách chúng ta nhìn nhận bản thân và mọi người.
Cả Jay Shetty và Radhanath Swami đều đã sử dụng những lời dạy “giống như muối” để đánh thức tinh thần hàng triệu người dân trên khắp Ấn Độ, Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới. Jay chia sẻ những bài học anh đã học được trong thời gian là một nhà sư và áp dụng chúng vào những nguyên tắc tương tự nhằm thúc đẩy thành công, hạnh phúc và ý nghĩa trong cuộc sống. Lợi ích của việc “giống như muối” được nhìn thấy rõ trong hình thức lãnh đạo, kinh doanh và cuộc sống hàng ngày. Bằng cách hiểu rõ và học hỏi các đặc tính của muối, bạn cũng có thể tăng độ tin cậy, nâng cao giá trị của bản thân:
3 đặc tính của muối mà bạn nên trau dồi để nâng cao giá trị của bản thân
1. Muối có “tinh thần trách nhiệm” cao
Muối là thứ gia vị quyết định việc món ăn của bạn có trở nên hoàn hảo hay không. Không có muối, quá ít muối, hoặc quá nhiều muối có thể làm cho thức ăn không ăn được. Ở vị trí “đứng mũi chịu sào” khiến muối trở thành một gia vị mang trong mình tinh thần trách nhiệm cao.
Tôi thường có cơ hội gặp gỡ các huấn luyện viên thể thao trong các cuộc họp báo sau mỗi trận thua. Khi được hỏi “Ai là người phải chịu trách nhiệm?”, hầu như tất cả họ đều trả lời rằng “Đó là lỗi của tôi. Đáng lẽ tôi có thể làm tốt hơn”.
Trong một bài viết của Inc, Giám đốc Sáng tạo của Idea Booth- Ron Gibori giải thích rằng: “Những nhà lãnh đạo giỏi là những người đầu tiên đứng ra chịu trách nhiệm. Điều này tạo ra một hệ thống và văn hóa trách nhiệm, với việc làm gương được thực hiện từ những người có vai trò quan trọng.”
Thậm chí có đôi khi "muối" sẽ nhận lỗi về phía mình kể cả khi nó không hề gây ra hành động sai trái nào. Đây là biểu hiện của người có tính cách trách nhiệm cao. Trong một nghiên cứu từ Đại học Northwestern, các đối tượng được yêu cầu đổ lỗi cho người khác sau khi họ vừa được giúp đỡ hoặc sau khi chứng kiến ai đó gian lận trong một kỳ thi. Những người tham gia có khả năng nhận lỗi cao hơn 59% sau khi họ nhận được sự giúp đỡ. Vì vậy, đôi lúc có tâm trạng tốt, muối sẽ thừa nhận sai lầm của mình ngay cả khi không có.
2. Muối “làm việc” một cách âm thầm, lặng lẽ
Bạn đã bao giờ thấy ai đó vui mừng về việc bữa ăn của họ có lượng muối hoàn hảo chưa? Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác phấn khích vì lượng muối được đặt trong bữa tối của bạn chưa? Tôi đoán là hiếm, đó là vì muối không bao giờ “phô trương”. Nó lặng lẽ ẩn về sau và không cần đến sự công nhận ngay cả khi nó hoàn hảo.
Nhà tâm lý học xã hội Susan Speer từ Đại học Manchester đã tiến hành một số nghiên cứu về sự tự khen ngợi bản thân. Speer kết luận rằng: “Ngay cả khi những khẳng định đó là đúng, việc khoe khoang trực tiếp về các đặc điểm hoặc thành tích của bản thân vẫn vi phạm chuẩn mực xã hội chống lại việc mô tả bản thân theo một cách tích cực. Điều quan trọng là không được khoe khoang quá mức nếu không người khác sẽ đặt câu hỏi về tính chính trực của bạn”.
Nhưng điều này không có nghĩa nói là bạn không được phép đề cao bản thân. Trong bài báo của tờ Psychology Today, Giáo sư Emerita tại UMass Amherst Susan Krauss Whitbourne nêu bật sáu kiểu khoe khoang không bao giờ có lợi cho bạn và một kiểu thì có. Nếu cần thiết, hãy nêu bật lời khen ngợi của bạn bằng cách tường thuật về một cuộc trò chuyện mà bạn được khen ngợi trong đó bằng chứng có thể được xác minh.
3. Muối hoạt động tốt nhất ở mức độ vừa phải
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường nói về việc bà ăn kiêng như thế nào, nhưng điều đó không bao giờ ngăn bà ăn một bát kem nhỏ để tráng miệng. Bà ấy nói với tôi: "Mọi thứ hoạt động tốt nhất ở mức độ vừa phải." Muối cũng hoạt động theo cách tương tự. Quá nhiều dẫn đến một bữa ăn hỏng, quá ít dẫn đến một thứ gì đó đơn điệu và buồn tẻ. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy.
Trong một nghiên cứu từ Đại học Princeton, các nhà nghiên cứu đã thuyết phục rằng: “Hầu hết mọi thứ đều tốt nhất ở mức độ vừa phải”. Do đó, một cách thích hợp để tiếp tục cuộc sống của chúng ta là hãy chừa chỗ cho những vùng xám, và không nghiêng quá nhiều về một phía.
Vậy tại sao kiểu tính cách này có lợi?
Câu trả lời là sự khiêm tốn. Các nhà tâm lý học Kibeom Lee và Michael C. Ashton nhấn mạnh “Yếu tố H của tính cách liên quan đến sự trung thực và khiêm tốn. Những người có hệ số H cao hơn có nhiều khả năng thành công hơn trong kinh doanh, các mối quan hệ, chính trị, tiền bạc, tình dục, luật pháp, tôn giáo và xã hội".
Trong bộ phim Mr. 3000, nhân vật chính là một trong những cầu thủ bóng chày vĩ đại nhất từ trước đến nay và anh ấy tin rằng anh ấy quá vượt trội so với những người khác. Chỉ khi thành tích của anh ấy bị nghi ngờ, tự mình coi thường thành công của bản thân và giảm bớt cái tôi của mình thì anh ấy mới thực sự có thể kết nối với người khác và xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa.
Theo Jordan Gross - tác giả sách, cây bút chuyên viết về phát triển bản thân.