Mong muốn đổi đời, nhiều lao động lâm cảnh nợ nần
Thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được cấp phép, thế nhưng nhiều lao động vẫn gặp phải rủi ro.
- 15-07-2017Hệ lụy từ cơn sốt xuất khẩu lao động
- 05-07-20171.300 tỉ đồng đưa cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động
- 22-05-2017Xử phạt hơn 160 triệu đối với 2 công ty xuất khẩu lao động
- 03-05-2017Xuất khẩu lao động năm 2017 sẽ khả quan hơn
Nhiều người ôm một giấc mộng đổi đời nên đã đánh đổi cả tính mạng đi lao động chui ở nước ngoài. Có những trường hợp rõ ràng là thông qua những doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được cấp phép mà cũng rủi ro.
Trách nhiệm của các doanh nghiệp đều được ràng buộc trong những bản hợp đồng và những quy định của pháp luật. Nhưng sự ràng buộc ấy đôi khi lại bị chính các doanh nghiệp phá vỡ, ngay cả khi người lao động còn chưa sang được bên kia biên giới. Lúc đó, đổi đời có, nhưng không phải là một trang mới mà là nợ chồng nợ.
Để cho con trai được đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, vợ chồng ông Hùng ở Hải Dương đã vay 5 cuốn sổ ngân hàng. Hơn một năm, con vẫn ở nhà, còn tiền đã không cánh mà bay. Một gia đình khác, đóng 270 triệu đồng tiền phí, cộng thêm 30 triệu đồng cho khóa đào tạo trong 6 tháng, như vậy 300 triệu đồng đã mất một cách dễ dàng cho công ty xuất khẩu lao động.
Không hẹn mà gặp, những con người không cùng quê nhưng cùng bị doanh nghiệp xuất khẩu lừa đảo, cuộc hành trình đòi nợ của họ cứ thế dai dẳng.
VTV1