Mong muốn phi đô la hóa, quốc gia muốn gia nhập BRICS đề xuất nối lại thảo luận một ý tưởng được đưa ra cách đây gần 3 thập kỷ
Luôn tích cực theo đuổi chiến lược phi đô la hóa, quốc gia này vừa đề xuất khôi phục thảo luận về một sáng kiến nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh.
- 04-07-2024Một quốc gia sắp cấm giao dịch nội địa bằng đồng USD vì lo sợ nền kinh tế bị đô la hoá, thậm chí bỏ tù 10 năm người vi phạm
- 04-07-2024Rộ tin 1 quốc gia lớn trong BRICS tiến tới từ bỏ petrodollar: Kỷ nguyên phi đô la hoá có thể làm lung lay vị thế thống trị của đồng bạc xanh?
- 02-07-2024CEO của JPMorgan: Đồng USD sẽ sớm mất giá và nỗ lực phi đô la hoá của BRICS càng khiến nhu cầu với đồng bạc xanh sụt giảm nghiêm trọng
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 18-20/6, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đề xuất khôi phục thảo luận về Quỹ Tiền tệ châu Á nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.
Quỹ Tiền tệ Châu Á là một sáng kiến được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1997, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Ý tưởng xoay quanh việc thành lập một tổ chức hoạt động hướng tới việc thiết lập một mạng lưới tài chính khu vực. Hệ thống này sẽ được tài trợ bởi các nước châu Á nhằm khắc phục những vấn đề kinh tế hiện tại và trong tương lai.
Theo đó, Quỹ Tiền tệ Châu Á cũng được cho là có thể hỗ trợ sự mở rộng của đồng nhân dân tệ Trung Quốc trên toàn cầu, tạo cơ hội cho đồng tiền này cạnh tranh với đồng đô la Mỹ.
Là một quốc gia luôn tích cực theo đuổi chiến lược phi đô la hóa, Malaysia đã bày tỏ mong muốn tham gia liên minh BRICS. Thủ tướng Malaysia chia sẻ ông hoàn toàn ủng hộ và sẵn sàng tham gia nhóm.
“Chúng tôi đã tuyên bố rõ chính sách của mình và đã đưa ra quyết định. Chúng tôi sẽ sớm triển khai thủ tục xin gia nhập”, ông Ibrahim nói với cơ quan tin tức Trung Quốc Guancha.cn vào cuối tháng trước.
Một số chuyên gia cũng đã bình luận về đề xuất của Thủ tướng Ibrahim. He Weiwen, một thành viên cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, đã chia sẻ rằng bước đi này có thể giúp quốc tế hóa đồng nhân dân tệ nhưng sẽ mất một thời gian dài để có thể đạt được mục đích.
Bất chấp những nỗ lực phi đô la hóa đang trên toàn thế giới, đặc biệt là từ nhóm BRICS, đô la Mỹ hiện vẫn là đồng tiền dự trữ hàng đầu.
Theo Watcher, Asianews
Nhịp Sống Thị Trường