Móng tay có thể báo động tình trạng sức khỏe, có một số biểu hiện lạ thường này cần gặp bác sĩ ngay
Dù thành phần chính là chất sừng, móng tay lại có thể nói lên nhiều điều quan trọng về sức khỏe.
- 28-07-20196 nguyên tắc "vàng" trong ăn uống để luôn khỏe mạnh đẩy lùi bệnh tật
- 28-07-2019Loại cỏ ở Việt Nam cho bò ăn nhưng thực ra lại rất có giá: Chuyên gia chỉ tác dụng ai cũng biết cũng thấy tiếc
- 28-07-2019Đắt gấp 10 lần bento thông thường, hộp cơm Tokyo Bento trị giá hơn 2 triệu đồng này có gì bên trong?
Nhiều người cho rằng, móng tay chỉ là bộ phận mang tính thẩm mỹ trên cơ thể. Trên thực tế, ngành làm móng có thể đạt giá trị tới 15,5 tỷ USD vào năm 2024.
Tuy nhiên, hóa ra móng tay không chỉ để làm đẹp, mà còn là tấm gương phản chiếu sức khỏe tổng thể của mỗi người.
Màu sắc móng tay
1. Trong hầu hết các trường hợp, móng tay màu vàng cho thấy nó đã nhiễm nấm. Nếu không điều trị kịp thời, móng sẽ đổi sang màu xanh tím và trở nên cứng, giòn hơn. Các nguyên nhân khác khiến móng tay bị vàng là hút thuốc lá, sử dụng sơn móng acrylic chất lượng thấp.
2. Móng tay màu trắng có dải hồng trên đầu, có thể là dấu hiệu của suy tim sung huyết, suy thận, tiểu đường và các vấn đề như viêm gan, xơ gan. Đôi lúc tình trạng này diễn ra ở người cao tuổi vì lão hóa.
3. Nếu móng tay trông cực kỳ nhạt màu, có thể chị em đang bị thiếu dinh dưỡng hoặc gặp vấn đề về lưu thông máu. Nó cũng có thể là dấu hiệu cho việc thiếu máu hoặc sắt trong máu.
4. Móng tay đỏ dẫm chỉ ra bạn đã bị bệnh tim. Nếu vết đỏ kéo dài sang hai bên móng và lớp biểu bì, đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh tự khỏi tên là lupus.
5. Móng tay hơi xanh hoặc tím, cho thấy cơ thể đang không có đủ oxy. Nó rất có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tim và phổi, ví dụ như khí phế thũng hoặc viêm phế quản mãn tính.
6. Ngoài ra, móng tay chuyển sang màu nâu thường xuất hiện ở người bị bệnh tuyến giáp hoặc gặp vấn đề về dinh dưỡng. Còn máu màu xám có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc kê toa như thuốc chống sốt rét.
Kết cấu móng tay
1. Móng giòn, chẻ thường liên quan đến suy giáp. Móng khô, dễ gẫy chỉ ra sự thiếu hụt vitamin A, C và B7 (hay biotin). Ngoài ra, đó có thể là hậu quả của việc làm dụng sơn và thuốc tẩy móng tay.
2. Những đường vân dọc thường là dấu hiệu lão hóa bình thường, giống như nếp nhăn trên khuôn mặt của bạn. Nhưng nếu chúng trở nên rõ rệt hơn khi còn trẻ, có thể chị em bị thiếu vitamin B12 hoặc magiê.
3. Các đường vân ngang thường là kết quả của chấn thương trực tiếp lên móng tay. Tuy nhiên, đừng chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như viêm phổi (đi kèm sốt cao).
4. Rỗ móng tay chỉ ra các vấn đề về dạ da như vẩy nến, bệnh chàm và viêm da. Nó cũng cho thấy dấu hiệu sớm của rối loạn liên kết mô như viêm khớp.
Cách móng tay phát triển
1. Móng tay thìa (hay còn gọi là koilonychia) là hiện tượng khi móng tay của chị em có hình dạng như cái thìa, với những đường vân lồi lõm. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh hemochromatosis, rối loạn xảy ra khi cơ thể thiếu sắt.
2. Móng tay dùi trống có thể liên quan đến bệnh gan, thận hoặc tim. Thậm chí cả viêm ruột và AIDS.
3. Còn móng tay mọc chìa ra hai bên khóe là biểu hiện của bệnh cường giáp, tình trạng diễn ra do tuyến giáp tiết quá nhiều hormone. Hoặc, móng tay lỏng lẻo có thể do nhiễm nấm, vảy nến hoặc dư thừa protein amyloid trong mô.
Một vài biểu hiện nguy hiểm đáng lưu ý khác
1. Các đường sọc sẫm màu kéo dài dọc ngón tay có thể là dấu hiệu của khối u ác tính. Khi móng tay xuất hiện đặc điểm này, nên tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
2. Mọi người tin rằng các sọc trắng có nghĩa là thiếu canxi nhưng điều đó không thực sự chính xác. Nó cho thấy chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu protein. Bên cạnh đó, chúng có thể xuất hiện sau một đợt ngộ độc hoặc nhiễm kim loại nặng.
3. Da quanh móng tay bị sưng đỏ, đau đớn... có thể là biểu hiện của viêm nếp gấp móng. Nếu viêm đi kèm với sưng lớn, chảy mủ, móng của chị em rất có thể đã mắc bệnh nhiễm trùng paronychia.
Tóm lại, móng tay cũng có thể báo động tình trạng sức khỏe, không nên phớt lờ nếu chúng có biểu hiện bất thường.
Tham khảo B.S
Helino