Moody’s và Standard & Poors hạ tín nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh báo rủi ro tồi tệ
Đồng thời cả hai tổ chức này đều cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ có thể gây ra nhiều tác động tồi tệ về kinh tế và tài chính.
- 17-08-2018Thổ Nhĩ Kỳ: Người dân đập nát iPhone phản đối Mỹ
- 14-08-2018Nỗi lo Thổ Nhĩ Kỳ "nhấn chìm" tiền tệ và chứng khoán mới nổi
- 13-08-2018Khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ: Tồi tệ hơn Lehman, tương đương châu Á cuối những năm 1990
- 13-08-2018Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công bố kế hoạch kinh tế nhằm "đập tan mọi lo ngại"
- 13-08-2018Từng là một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn nhất với tốc độ tăng trưởng ngang Trung Quốc, vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào khủng hoảng?
Trong ngày thứ Sáu, 2 tổ chức xếp hạng tín dụng lớn của Mỹ đã hạ xếp hạng tín dụng của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này không khỏi khiến thị trường lo lắng nhiều hơn về khả năng khủng hoảng tài chính khi mà Ankara và Washington vẫn tiếp tục đối đầu về việc Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ một mục sư Mỹ, theo tin từ Financial Times.
Mối quan hệ giữa hai nước đồng minh NATO đã xấu đi nhiều kể từ sau vụ việc mục sư Mỹ Andrew Brunson, người có liên quan đến cuộc đảo chính năm 2016 tại Thổ Nhĩ Kỳ, bị phía Thổ Nhĩ Kỳ quản thúc tại nhà.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ điều chỉnh lại chính sách thuế với Thổ Nhĩ Kỳ, thế nhưng chỉ với điều kiện ông Brunson phải được trả tự do.
Xét đến những mối lo ngày một lớn dần, trong ngày thứ Sáu, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và Standard & Poors đồng loạt hạ xếp hạng nợ của Thổ Nhĩ Kỳ xuống ngưỡng không đầu tư, hay còn gọi là ngưỡng “rác”. Đồng thời cả hai tổ chức này đều cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ có thể gây ra nhiều tác động tồi tệ về kinh tế và tài chính.
Theo tuyên bố của Moody khi hạ xếp hạng tín nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã chậm trễ trong việc đưa ra kế hoạch kinh tế tổng thể và hiệu quả để giải quyết nguyên nhân của tình hình căng thẳng tài chính gần đây, điều đó có thể coi như chỉ báo cho việc chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ ngày một khó đoán và thiếu hiệu quả.
Phiên ngày thứ Sáu, đồng lira, đồng nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ, giảm 3,1%. Tính cả tuần, đồng tiền này vẫn tăng được 5,5% nhờ hiệu ứng tích cực từ hàng loạt các động thái chính sách của Ngân hàng Trung ương.
Trong suốt nhiều tháng qua, giới chức Mỹ đã rất cố gắng để đưa ra giải pháp ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ trong hàng loạt vấn đề, từ căng thẳng xung quanh việc Mỹ hỗ trợ cho quân người Kurd tại Syria hay việc thả tự do cho công dân Mỹ…
Tuy nhiên khi mà phía Mỹ đã rất cố gắng nhưng không thành công, chính quyền Tổng thống Trump đã áp lệnh trừng phạt lên 2 Bộ trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tuần trước, chính phủ Mỹ công bố tăng thuế gấp đôi với hàng nhôm và thép nhập khẩu.