MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một châu Á quá “khát” than đá sẽ gây hại cho toàn cầu?

13-01-2020 - 13:15 PM | Thị trường

Trung Quốc sẽ là nước có quyền lực quyết định lớn nhất đến tương lai của nguồn nhiên liệu than đá sau năm 2024 bởi Trung Quốc chiếm một nửa tiêu thụ than đá toàn cầu.

Dù rằng hoạt động sản xuất điện từ nguồn nhiên liệu tái tạo được dự báo sẽ tăng chóng mặt tại châu Á, nhu cầu điện của Ấn Độ sẽ vẫn tăng lên và vì vậy nhu cầu than đá sẽ vẫn tăng chóng mặt cho đến năm 2024, theo báo cáo công bố gần đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

IEA khẳng định Trung Quốc sẽ là nước có quyền lực quyết định lớn nhất đến tương lai của nguồn nhiên liệu than đá sau năm 2024 bởi Trung Quốc chiếm một nửa tiêu thụ than đá toàn cầu.

Tại Ấn Độ, năng lực sản xuất điện gió trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2024 được dự báo sẽ tăng gấp đôi, còn năng lực sản xuất điện mặt trời cũng được dự báo tăng 4 lần trong cùng khoảng thời gian trên.

Tuy nhiên tiêu thụ than đá của Ấn Độ được dự báo tăng khoảng 4,6%/năm cho đến năm 2024. Trong cùng thời gian trên, tiêu thụ than đá của Đông Nam Á được dự báo tăng khoảng 5% mỗi năm, dẫn đầu bởi Indonesia và Việt Nam.

Việc nhu cầu sử dụng than đá tại các nước Đông Nam Á tăng sẽ bù lại cho việc tiêu thụ than đá tại Liên minh châu Âu (EU) giảm đi. IEA nhấn mạnh: "Dù rằng tiêu thụ than đá chắc chắn giảm trong năm 2020, chúng tôi cho rằng nó sẽ vẫn duy trì ở ngưỡng đó trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2024".

Việc đốt than đá tạo ra nhiều khí hiệu ứng nhà kính hơn bất kỳ nguồn năng lượng nào khác. Nó cũng là một yếu tố quan trọng gây ra biến đổi khí hậu. Một số nước tại EU đã thông qua kế hoạch loại bỏ hoạt động sản xuất điện than đá.

Ngay cả tiêu thụ than đá của Trung Quốc cũng được dự báo giảm trong vài năm tới, kết quả trực tiếp của những nỗi lo lắng về ô nhiễm không khí và thay đổi cấu trúc kinh tế. IEA nhấn mạnh: "Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ than đá tại Trung Quốc sẽ đi ngang đến năm 2022 và sau đó bắt đầu giảm".

Dù rằng đã có một số động thái hướng đến năng lượng sạch, Nhật chịu nhiều chỉ trích vì thiếu những cam kết giảm đi những nhà máy điện sử dụng than đá. Khi bị chất vấn tại Liên hợp quốc về vấn đề này, Bộ trưởng Năng lượng Nhật, ông Shinjiro Koizumi, tuyên bố: "Tôi không thể chia sẻ về những chính sách năng lượng mới của chúng tôi".

Ba ngân hàng hàng đầu của Nhật hiện đang là những ngân hàng cho vay hàng đầu với những công ty tham gia trong các dự án điện than đá, theo báo cáo từ các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ trong đó có BankTrack.

Tập đoàn tài chính Mizuho, Mitsubishi UFJ và tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui được cho là đã cấp các khoản vay tổng số 39,3 tỷ USD cho lĩnh vực này trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến quý 3/2019.

Ngoài ra, ba tổ chức tài chính lớn của Trung Quốc có bao gồm Ngân hàng Công thương Trung Quốc, tập đoàn bảo hiểm Ping An và CITIC thuộc nhóm 3 nhà bảo lãnh phát hành cho các công ty than đá.

Theo Trung Mến

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên