Một chỉ số kinh tế Việt Nam nhảy vọt hơn 100 bậc trên thế giới, vượt qua Hàn Quốc, Đan Mạch…
Năm 1986, Việt Nam thu hút khoảng 3 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), xếp thứ 136/160 trên thế giới.
- 24-08-2023Dự thảo Nghị định thu phí khí thải của doanh nghiệp sản xuất: Không để tình trạng phí chồng thuế
- 24-08-2023Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong mọi mặt của đời sống xã hội
- 24-08-2023TPHCM trình Thủ tướng đề án 'siêu cảng' quốc tế hơn 5 tỷ USD
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 1986, vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam đạt khoảng 3 triệu USD, xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN và thứ 136/160 trên thế giới.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1987, môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư - kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Vì vậy, đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đến năm 2022, Việt Nam thu hút được khoảng 19 tỷ USD, xếp thứ 3/10 trong khối ASEAN và thứ 28 trên thế giới.
Như vậy, Việt Nam nhảy từ vị trí thứ 136 lên thứ 28, nhảy 108 bậc trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới giai đoạn 1986 - 2022 . Cùng với đó, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng hơn 6.000 lần trong giai đoạn 1986 - 2022.
Năm 2022, 30 nước thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới gồm có: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Pháp, Ireland, Đức, Canada, Thụy Điển, Brazil, Ấn Độ, Tây ban nha, Nam Phi, Nga, Ba Lan, México, Nhật Bản, Hungary, Úc, Bỉ, Phần Lan, Áo, Israel, Indonesia, UAE, Ả Rập Saudi, Ý, Malaysia, Việt Nam, Hàn Quốc, Chile, Đan Mạch.
Theo đó, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc, Chile, Đan Mạch… trong trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới năm 2022.
Xét riêng các nước trong khối ASEAN, năm 1986, Việt Nam xếp thứ 9/10 các quốc gia trong khối ASEAN về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Singapore là quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất, đạt khoảng 1,71 tỷ USD.
Sang năm 1992, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã vượt qua nhiều quốc gia trong khu vực và xếp thứ 5/10 các quốc gia trong khối ASEAN. Lúc này, Việt Nam thu hút được khoảng 174 triệu USD. Sau đó, đến năm 1994, Việt Nam nhảy thêm một bậc nữa trong bảng xếp hạng, xếp thứ 4/10 trong khối ASEAN. Cụ thể, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam (1,94 tỷ USD) vào năm 1994.
Đến năm 2001, dòng vốn FDI vào Việt Nam lần đầu tiên xếp thứ 3/6 trong bảng xếp hạng với vốn FDI đạt 1,3 tỷ USD, xếp sau Singapore (17,01 tỷ USD) và Thái Lan (5,07 tỷ USD). Do đó, sau 13 năm, Việt Nam từ vị trí thứ 9/10 đã vượt lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất trong khối ASEAN.
Giai đoạn 2001-2022, thứ hạng các quốc gia trong bảng xếp hạng thu hút dóng vốn FDI có sự thay đổi liên tục. Trong đó, Singapore là nước liên tục dẫn đầu về thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm.
Cùng với đó, Việt Nam có 2 lần xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng các quốc gia thu hút dòng vốn FDI lớn nhất trong khối ASEAN với vốn FDI đạt 9,58 tỷ USD vào năm 2008 và 7,6 tỷ USD vào năm 2009.
Từ năm 2015-2022, Việt Nam liên tục giữ vững vị trí thứ 3/10 trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất trong khối ASEAN.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), dự liệu FDI các nước trên thế giới do WB báo cáo thường khác với các báo cáo khác vì sự khác biệt về nguồn, cách phân loại nền kinh tế, phương pháp được sử dụng để điều chỉnh và phân tách thông tin được báo cáo. Do đó, dữ liệu về dòng vốn FDI vào các nước của WB sẽ khác so với dữ liệu Tổng cục Thống kê các nước công bố.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tờ giấy phép cho dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên chính thức được Bộ Kinh tế Đối ngoại cấp cho một liên doanh giữa Công ty Hochimex của Hồng Kông (Trung Quốc) và Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tính đến nay, hơn 143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, đầu tư của một số đối tác lớn như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng lên hàng năm. Làn sóng FDI có khuynh hướng tập trung vào các ngành nghề hàm lượng chất xám cao như công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, dược phẩm, cơ khi chính xác.
Nhịp sống thị trường